TheâydựngChiếnlượcsảnxuấtkhíHydrotừđiệngióngoàikhơtottenham chuyển nhượngo báo cáo của Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA), Hydro đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển năng lượng sạch theo hướng an toàn và bền vững. Hiện nay, phần lớn lượng Hydro trên thế giới được sản xuất từ than đá và khí tự nhiên nên đã tạo ra hàng triệu tấn khí thải CO2 mỗi năm. Nhằm cắt giảm lượng CO2 này, Việt Nam cũng như các nước trên thế giới đang nghiên cứu phương pháp sản xuất khí hydro xanh theo hướng bền vững từ điện gió ngoài khơi.
Hydro xanh là nguyên liệu được sử dụng cho nhiều ngành công nghiệp, được tạo ra thông qua quá trình điện phân nước, Hydro được tạo ra từ điện phân có nhiều ưu điểm, thích hợp để sử dụng trong nhiều lĩnh vực và dễ dàng vận chuyển. Theo Cục điện lực và Năng lượng tái tạo (Bộ Công Thương), Việt Nam có tiềm năng lớn về năng lượng tái tạo như điện gió, điện mặt trời, đặc biệt là điện gió ngoài khơi, đây là yếu tố thuận lợi nhằm thu hút nguồn đầu tư nước ngoài trong việc phát triển các dự án điện gió ngoài khơi cùng dự án sản xuất khí Hydro xanh.
Tại Việt Nam, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) đã xây dựng Chiến lược sản xuất Hydro xanh từ điện gió ngoài khơi. Theo Ban Chiến lược của PVN, trong thời gian tới, ngành công nghiệp Hydro và thị trường Hydro toàn cầu trong đó có Việt Nam dự báo sẽ phát triển nhanh trong giai đoạn sau năm 2030. Đánh giá về tiềm năng, xu hướng phát triển điện gió ngoài khơi tại Việt Nam, theo số liệu đánh giá tiềm năng lý thuyết/kỹ thuật của Ngân hàngThế giới (WB) thì tiềm năng điện gió ngoài khơi của Việt Nam rất lớn lên tới 475 GW, lớn nhất khu vực Đông Nam Á.
Phát triển điện gió ngoài khơi có ý nghĩa lớn đối với Việt Nam vì có thể kết hợp các mục tiêu tăng trưởng kinh tế - xã hội, an ninh năng lượng, công nghiệp hóa với phát thải carbon thấp hướng đến mục tiêu đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Theo Dự thảo Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Dự thảo Quy hoạch điện VIII), công suất điện gió ngoài khơi đạt 7 GW và chiếm 4,8% trong tổng công suất nguồn điện đến năm 2030 và đạt 66,5 GW vào năm 2045.
Hiện nay, PVN cũng có nhiều thuận lợi để triển khai phát triển điện gió ngoài khơi như: có tiềm lực tài chính tốt; khả năng thu xếp vốn thuận lợi với hệ số tín nhiệm cao; khả năng tiếp cận với các nguồn tài chính xanh, vốn vay lãi suất thấp, thời gian ân hạn dài cũng như các ưu đãi khác của Chính phủ và các tổ chức tài chính quốc tế ủng hộ phát triển năng lượng xanh, sạch. Ngoài ra, Tập đoàn và các đơn vị thành viên có thể phát huy lợi thế về kinh nghiệm và nguồn nhân lực sẵn có trong thiết kế, chế tạo, vận hành công trình biển để tham gia vào chuỗi cung ứng và phát triển các dự án ĐGNK, nâng cao tỷ lệ nội địa hóa thiết bị, giảm giá thành sản xuất điện nhằm tạo tiền đề để phát triển năng lượng hydro trong tương lai. Petrovietnam hiện có cơ sở hạ tầng và kinh nghiệm vận hành có thể áp dụng trong toàn bộ chuỗi giá trị từ khâu sản xuất đến vận chuyển, tồn trữ, sử dụng hydro.
Theo Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn PVN, với vai trò Tập đoàn kinh tế, năng lượng hàng đầu của đất nước, PVN phải là doanh nghiệp giữ vai trò tiên phong, dẫn dắt trong ngành Công nghiệp năng lượng tái tạo. PVN đang có tiềm năng, thế mạnh, có năng lực sản xuất thiết bị, có kinh nghiệm hoạt động ngoài biển thì trong bối cảnh chuyển dịch năng lượng, nhanh và mạnh mẽ như hiện nay cần phải chủ động xây dựng chiến lược, lộ trình phát triển lĩnh vực điện gió ngoài khơi và hydro một cách kịp thời, phù hợp, hiệu quả. Đồng thời, các đơn vị thành viên bên cạnh việc xây dựng kế hoạch, lộ trình, chiến lược phát triển cho các dự án năng lượng tái tạo nói chung, điện gió ngoài khơi nói riêng cũng cần tập trung nâng cao năng lực quản lý, đào tạo, bồi dưỡng, tích lũy kinh nghiệm, phát triển nguồn nhân lực để chủ động nắm bắt những biến đổi, tận dụng cơ hội để đưa Tập đoàn giữ vị trí tiên phong trong ngành công nghiệp năng lượng tái tạo. Bên cạnh đó, Petrovietnam cũng cần đẩy nhanh tốc độ trong việc triển khai các dự án năng lượng tái tạo, sẵn sàng làm chủ công nghệ để thu hẹp khoảng cách với các doanh nghiệp trên thế giới, khu vực và nắm bắt cơ hội trong tương lai.
Quyết định số 1658/QĐ-TTg ngày 01/10/2021, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2050, trong đó nêu rõ nhiệm vụ của Bộ Công Thương về xây dựng chính sách thúc đẩy chuyển dịch năng lượng theo hướng xanh, sạch, bền vững; xây dựng cơ chế khuyến khích phát triển nhiên liệu khí hydro gắn với điện gió ngoài khơi.
Ngọc Minh