World Cup

【monaco – brest】Cuộc đua chưa có điểm dừng

时间:2010-12-5 17:23:32  作者:World Cup   来源:World Cup  查看:  评论:0
内容摘要:Cuộc chạy đua trái chiều nhằm điều chỉnh giá dầu thế giớiNgân hàng trong cuộc đua chuyển đổi sốChủ t monaco – brest

Cuộc chạy đua trái chiều nhằm điều chỉnh giá dầu thế giới
Ngân hàng trong cuộc đua chuyển đổi số
Chủ tịch FED Jerome Powell
Chủ tịch FED Jerome Powell

Đây là lần tăng 0,75 điểm phần trăm thứ tư liên tiếp và là lần tăng lãi suất thứ sáu của FED kể từ tháng 3/2022.

Động thái này không gây ngạc nhiên, bởi trước đó, bà Lisa Cook, thành viên Ban Thống đốc FED khẳng định Mỹ sẽ cần tiến hành nhiều đợt tăng lãi suất cơ bản nữa nhằm hạ nhiệt nền kinh tế và kiềm chế giá cả tăng cao, sau đó siết chặt chính sách tiền tệ trong một khoảng thời gian cho đến khi FED tin rằng có thể đạt mục tiêu đưa lạm phát trở về mốc 2%. Trong một phát biểu ngay sau khi FED công bố tăng lãi suất, Chủ tịch FED Jerome Powell cũng khẳng định FED sẽ duy trì các biện pháp hiện nay một thời gian nữa để kiềm chế lạm phát, bất chấp sức ép suy thoái.

Không chỉ FED mà nhiều ngân hàng trung ương khác trên thế giới cũng đang trong "cuộc đua lãi suất". Hãng tin Bloomberg ước tính, khoảng 90 ngân hàng trung ương đã tăng lãi suất trong năm nay và 1/2 trong số đó đã tăng ít nhất 0,75 điểm phần trăm trong một lần tăng duy nhất. Điều chỉnh lãi suất cũng là công cụ quan trọng được nhiều ngân hàng trung ương sử dụng trong thời gian qua để hỗ trợ đồng nội tệ không giảm sâu so với USD.

Tuy nhiên, Nhật Bản là nước hiếm hoi không điều chỉnh chính sách tiền tệ theo quyết định của FED. Đến nay Ngân hàng Nhật Bản (BOJ), tức ngân hàng trung ương Nhật Bản, vẫn quyết định duy trì chính sách tiền tệ siêu lỏng. Thống đốc BOJ Haruhiko Kuroda lý giải, nền kinh tế Nhật Bản đang hồi phục, song giá cả hàng hóa tăng cao đang làm tăng áp lực suy thoái. Do vậy, việc nới lỏng tiền tệ là cần thiết để hỗ trợ cho nền kinh tế. Tuy nhiên, việc BOJ quyết định duy trì chính sách tiền tệ siêu lỏng đang làm tăng áp lực giảm giá đối với đồng yen. Do lãi suất tại Mỹ và Nhật Bản ngày càng chênh lệch, đồng yen năm nay mất giá hơn 20% so với USD, nhiều nhất trong nhóm tiền tệ lớn. Tỷ giá hiện nay ở quanh mức 146 yen đổi 1 USD, dù rằng có thời điểm đã vượt qua ngưỡng tâm lý 150 yen/1 USD.

Ngân hàng thế giới (WB) đánh giá việc nâng lãi suất để kiểm soát lạm phát là cần thiết, tuy nhiên các ngân hàng trung ương cần có sự phối hợp chặt chẽ, để đảm bảo vừa kiểm soát lạm phát một cách hiệu quả, vừa hạn chế những tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, hiện các động thái nâng lãi suất quyết liệt của FED đang làm dấy lên nhiều quan ngại về việc nền kinh tế Mỹ sẽ giảm tốc quá nhanh. Dù sự phục hồi vững chắc Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Mỹ trong quý 3 (tăng 2,6% so với cùng kỳ năm ngoái) có thể xoa dịu một số lo ngại về suy thoái, song giá cả vẫn chưa thể hạ nhiệt sau các đợt tăng lãi suất mạnh mẽ của FED. Chỉ số giá tiêu dùng của Mỹ - thước đo lạm phát - đã tăng 0,4% trong tháng 9 vừa qua và tăng 8,2% trong 12 tháng. Lạm phát cũng lan ra cả lĩnh vực dịch vụ rộng lớn, bao gồm cả chi phí chăm sóc nha khoa, tiền thuê căn hộ hay sửa chữa ô tô.

Trong khi lạm phát tại Mỹ duy trì ở mức cao nhất trong 40 năm, lạm phát ở Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) cũng chạm mức kỷ lục. Tháng 10 vừa qua, mức tăng trưởng giá tiêu dùng của 19 nước sử dụng đồng euro đã lên tới 10,7%, tăng so với 9,9% của tháng trước đó và vượt mức dự báo là 10,2%. Kiểm soát lạm phát đã trở thành mục tiêu chính sách hàng đầu của Mỹ trong giai đoạn hiện nay và lộ trình của FED cho thấy tốc độ tăng lãi suất sẽ không sớm dừng lại, kéo theo "cuộc đua lãi suất" sẽ còn tiếp diễn.

copyright © 2025 powered by Empire777   sitemap