【soi kèo belarus】“Viếng mộ” Khai quốc công thần Nguyễn Cư Trinh

PGS.TS Đỗ Bang cùng các nhà nghiên cứu và lãnh đạo địa phương viếng mộ cụ Nguyễn Cư Trinh

Nguyễn Cư Trinh nổi tiếng là người hay chữ. Ông đã để lại cho hậu thế nhiều tác phẩm thơ,ếngmộKhaiquốccôngthầnNguyễnCưsoi kèo belarus truyện bằng chữ Hán và chữ Nôm có giá trị như: "Ðạm Am thi tập", "Hạo nhiên đường văn tập", Độn Am thi tập (Hán)… đặc sắc nhất là Truyện Sãi Vãi (Nôm), ông viết và cho phổ biến rộng rãi nhằm để khuyên can quan quân và kích thích tướng sĩ, nhờ đó mà ông đã nhanh chóng bình định được Đá Vách, binh sĩ và nhân dân địa phương hăng hái lập đồn điền, tăng gia sản xuất và canh phòng cẩn mật các nơi xung yếu, thực hiện chính sách kinh tế và quốc phòng toàn diện.

Lăng mộ ông nằm giữa vùng đồi núi, cảnh trí đẹp, mộ nằm theo hướng tây nam, hình chữ nhật, lăng dài 14,60m, rộng 12,8m, cao 1,65m. Mộ Nguyễn Cư Trinh được chôn cùng hai bà vợ (mộ tam táng), hình chữ nhật, dài 2,90m, rộng 2,30m.

Năm 1999, khu mộ Nguyễn Cư Trinh được Bộ Văn hóa và Thông tin xếp hạng Di tích Quốc gia theo Quyết định số 05/1999/QĐ/BVHTT.

Đánh giá về công lao Nguyễn Cư Trinh, PGS.TS Đỗ Bang - Chủ tịch Hội Khoa học - Lịch sử tỉnh cho biết: “Nguyễn Cư Trinh - một nhân vật lỗi lạc mà những tài liệu lịch sử hiện đại chưa nói hết tầm vóc của ông”. Đồng quan điểm, Nhà nghiên cứu Trần Đại Vinh đề nghị: “Cần có một dự án phát huy di sản văn hóa Nguyễn Cư Trinh, xây dựng một cuốn sách về cuộc đời và sự nghiệp của ông, trùng tu lại nhà thờ và lăng mộ để xứng đáng với công lao của bậc vĩ nhân này”.

Tiến Vinh