Chiều tối nay (24/9),ườibệnhghéptimxuyênViệtxuấtviệroma vs monza GS.TS.BS. Trương Quang Bình, Chủ tịch Hội đồng khoa học, PGS.TS.BS. Nguyễn Hoàng Định – Phó giám đốc Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM cùng các bác sĩ khoa Nội tim mạch, đơn vị hồi sức tim mạch đã tới thăm hỏi, chúc mừng người bệnh ghép tim hồi phục sức khoẻ.
Đúng 1 tháng trước, hơn 100 y bác sĩ của 3 bệnh viện từ hai đầu đất nước đã phối hợp thực hiện ca ghép tim xuyên Việt đầy ý nghĩa. Anh L.A.H. (37 tuổi) được chẩn đoán mắc bệnh cơ tim từ năm 2021. Ở thời điểm này, chức năng co bóp của cơ tim chỉ còn 18%. Tuy nhiên, do dịch Covid-19, anh không thể đi khám và tiếp cận các phương tiện chẩn đoán chính xác.
Từ tháng 7/2023, khi triệu chứng khó thở ngày càng nặng, anh đến khám tại Bệnh viện Đại học Y dược TPHCM. Các bác sĩ chuyên khoa tim mạch không chỉ xác định rõ tình trạng bệnh của anh mà còn phát hiện anh có nhóm máu Rh âm tính - một nhóm máu hiếm.
Anh H. đăng ký vào danh sách chờ ghép tim. Bất ngờ, 12h trưa ngày 24/8, anh và gia đình nhận được thông báo chuẩn bị nhập viện để phẫu thuật.
Trái tim ghép cho anh H. được hiến từ một người đàn ông 32 tuổi bị tai nạn giao thông chết não ở Hà Nội. Qua chặng đường xuyên Việt và tranh thủ từng giây từng phút, đến nay, trái tim đó đã an toàn, đập khỏe trong lồng ngực mới.
“Chúng tôi vẫn rất cẩn trọng, theo dõi sát vì anh H. vẫn cần dùng thuốc ức chế miễn dịch, tập luyện vật lý trị liệu dành riêng phục hồi vận động kèm tư vấn tâm lý. Thông thường, sau khi mổ ghép tim, người bệnh thường cảm giác mình rất khỏe nên hay chủ quan, nếu không tư vấn kỹ về tâm lý và phương pháp điều trị thì có thể cố sức, rất nguy hiểm” - BS Nguyễn Hoàng Định, người thực hiện ca ghép tim nói.
Trong ngày xuất viện, anh L.A.H. đã được tặng một bức tranh ghi những lời chúc sức khỏe, động viên tinh thần của các thầy cô Đại học Y Dược TPHCM, các y bác sĩ, nhân viên y tế bệnh viện. Bệnh viện cũng trao số tiền 200 triệu đồng hỗ trợ để giúp anh H. vượt qua khó khăn hiện tại.