【dự đoán malaysia】Thị trường bán lẻ: Lo ngại trước nguy cơ bị thôn tính

Việt Nam đã mất quá nửa thị phần bán lẻ hiện đại vào tay DN ngoại.

Việt Nam đã mất quá nửa thị phần bán lẻ hiện đại vào tay DN ngoại.

TheịtrườngbánlẻLongạitrướcnguycơbịthôntídự đoán malaysiao các chuyên gia, thực trạng này đang đặt ra thách thức lớn đối với DN bán lẻ Việt, trước nguy cơ bị nhà bán lẻ nước ngoài thôn tính, chiếm lĩnh thị trường.

Doanh nghiệp ngoại ồ ạt đổ bộ

Mới đây, Tập đoàn Casino (Pháp) công bố bán chuỗi siêu thị Big C ở Việt Nam cho Tập đoàn Central Group (Thái Lan). Theo đó, Central Group chính thức làm chủ Big C Việt Nam với hệ thống gồm 32 siêu thị, 10 cửa hàng thực phẩm tiện lợi và trang thương mại điện tử Cdiscount.vn tại Việt Nam. Central Group không phải là DN ngoại duy nhất đầu tư vào thị trường bán lẻ Việt Nam. Trước đó đã có hàng loạt những “ông lớn” trong ngành bán lẻ tham gia vào thị trường Việt như Aeon Mall (Nhật Bản); Lotte (Hàn Quốc), Berli Jucker (Thái Lan)...

Bình luận về thực trạng này, ông Vũ Vinh Phú, Chủ tịch Hiệp hội Siêu thị Hà Nội cho rằng, cái mừng là khi có sự tham gia của các DN bán lẻ nước ngoài vào, người tiêu dùng sẽ được hưởng lợi khi sử dụng được sản phẩm tốt, giá cả cạnh tranh. Thêm nữa, sẽ tạo sức ép buộc các DN bán lẻ trì trệ của chúng ta phải đổi mới, phải nâng sức cạnh tranh.

Tuy nhiên, cái đáng lo nhiều hơn. Bởi, theo ông Phú, đến nay, Việt Nam đã mất quá nửa thị phần bán lẻ hiện đại vào tay DN ngoại. Bên cạnh đó, một điểm bán lẻ của họ có thể bán gấp nhiều lần những điểm bán của siêu thị Việt; doanh số của họ cũng có thể chiếm tới hơn 50% tổng doanh số của kênh bán lẻ hiện đại.

Điều đáng lo lắng nhất là, khi DN ngoại chiếm phần lớn thị phần kênh phân phối, họ sẽ có sức ảnh hưởng lớn tới thị trường và có thể hoàn thành được vòng chu trình khép kín từ sản xuất tới phân phối, gây ra sức ép đối với hàng trong nước và các nhà bán lẻ khác.

Đồng quan điểm, chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh cho rằng, không có cách hiểu đơn giản là các DN ngoại mua lại hệ thống siêu thị Việt để mong muốn tìm kiếm lợi nhuận từ bán lẻ. Cái họ tính đó là chiến lược đưa hàng của nước họ sang Việt Nam. Họ không đơn thuần là hãng bán lẻ mà là những tập đoàn kinh doanh đa ngành nghề, phân phối đủ mọi thứ, nên việc chuyển hàng của họ sang Việt Nam không khó, nhất là trong bối cảnh hội nhập sâu rộng như hiện nay. Điều này rất nguy hiểm, bởi “sân” của mình mà không giữ được thì làm sao hàng Việt ra nước ngoài?

Doanh nghiệp nội làm gì để không mất thị phần?

Nhìn nhận về sự phát triển của các DN bán lẻ nội địa, ông Vũ Vinh Phú cho rằng, các nước đều coi thị trường trong nước là sân nhà, điểm tựa của mình và xuất khẩu là vũ khí phát triển. Tuy nhiên, tại Việt Nam, các DN tập trung chủ yếu vào xuất khẩu. Trong khi họ chưa thành công về xuất khẩu vì sản phẩm Việt vẫn xuất thô, thì tại thị trường trong nước, các DN Việt lại bỏ rơi thị trường.

Bên cạnh đó, mối quan hệ giữa thương mại nội địa với các nhà cung ứng đang bất cập. Chiết khấu cao, phí tạo mã cao, phí đầu kệ cao… đã khiến có nhà sản xuất phải lập hệ thống phân phối riêng. “Tôi từng dẫn một số DN đưa gạo, nước mắm, thạch dừa… vào siêu thị mà còn bị gây khó khăn. Như thế chẳng khác nào “quân ta tự giết quân mình” chứ không chỉ do các DN Thái Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc… ép ta”, ông Phú nhấn mạnh.

Trước thực trạng trên, bà Đinh Thị Mỹ Loan, Chủ tịch Hiệp hội Các nhà bán lẻ Việt Nam cho rằng, DN nội phải thay đổi tư duy kinh doanh, bỏ lối làm ăn nhỏ lẻ, manh mún, thiếu sự liên kết, chú trọng việc phát triển quảng bá thương hiệu…

Đặc biệt, điều quan trọng nhất, theo ông Vũ Vinh Phú, DN bán lẻ muốn tồn tại phải chứng minh được đẳng cấp của mình bằng chất lượng sản phẩm, giá bán và cung cách phục vụ. “Thay vì chỉ lo lắng về việc chủ siêu thị sẽ lựa chọn hàng hóa do nước nào sản xuất để bán, DN Việt cần tập trung nâng cao chất lượng, hình ảnh của sản phẩm trong nước để đáp ứng yêu cầu của chủ siêu thị. Nếu các nhà sản xuất trong nước đưa ra những sản phẩm tốt, giá cả phải chăng, chắc chắn sản phẩm đứng vững trên thị trường, tận dụng được thế mạnh “sân nhà” để phát triển”, ông Phú nhấn mạnh.

Bình luận thêm, bà Loan cho rằng, Nhà nước chỉ có thể hỗ trợ DN thông qua các chương trình như ủng hộ hàng Việt, bình ổn giá…chứ không thể làm thay cho các DN tìm hướng đi và tự lớn lên trước “làn sóng” thôn tính này. Không còn cách nào khác, ngoài việc bản thân DN phải chủ động nâng cao năng lực cạnh tranh của thương hiệu, sản phẩm của DN. Không thể kêu gọi người Việt dùng hàng Việt khi sản phẩm của DN Việt không tốt và giá cũng không hợp lý…

“Không có cách hiểu đơn giản là các DN ngoại mua lại hệ thống siêu thị Việt để mong muốn tìm kiếm lợi nhuận từ bán lẻ. Cái họ tính đó là chiến lược đưa hàng của nước họ sang Việt Nam. Họ không đơn thuần là hãng bán lẻ mà là những tập đoàn kinh doanh đa ngành nghề, phân phối đủ mọi thứ, nên việc chuyển hàng của họ sang Việt Nam không khó, nhất là trong bối cảnh hội nhập sâu rộng như hiện nay. Điều này rất nguy hiểm, bởi “sân” của mình mà không giữ được thì làm sao hàng Việt ra nước ngoài”?

Chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh

Thiện Trần