Tuy nhiên điều đó không có nghĩa là thị trường không thể kiểm tra lại đỉnh cao cũ. Trên lý thuyết,ứngkhoántuầnĐiềuchỉnhchưakếtthúthống kê trực tiếp bóng đá một mức kháng cự mạnh khi được vượt qua, vẫn hoàn toàn có thể phải kiểm tra lại.
Blue-chips dẫn dắt thị trường… giảm
VN-Index được xem là chỉ báo chung của toàn thị trường, nhưng thực tế vẫn bị điều phối bởi nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn nhất. Vì thế để ước đoán đường đi của chỉ số chung này, không thể không quan tâm tới triển vọng diễn biến giá của các cổ phiếu trụ.
Quả thực động lực để VN-Index vượt đỉnh 9 năm trong 2 tuần trở lại đây chính là các cổ phiếu lớn. Nếu so sánh giữa biến động của chỉ số HSX30-Index – chỉ số tập hợp các cổ phiếu vốn hóa lớn nhất thị trường – và biến động của VN-Index thì chỉ số HSX30-Index so với đỉnh cao cũ đã tăng khoảng 2,92% trong khi VN-Index mới tăng 1,02%.
VN-Index vượt đỉnh phụ thuộc rất nhiều vào lực kéo của các cổ phiếu lớn. Hai tuần sau khi bứt phá vượt đỉnh, các cổ phiếu lớn chững lại và một số cổ phiếu lớn nhất điều chỉnh giảm kỹ thuật, từ đó ảnh hưởng tới thị trường chung.
Nhóm cổ phiếu tác động xấu nhất và kiềm chế VN-Index nhiều nhất tuần qua chính là các cổ phiếu ngân hàng. Có thể điểm ra VCB giảm 1,1%, BID giảm 6,4%, CTG giảm 1,1%, MBB giảm 2,3% trong tuần qua là những mã hàng đầu.
Ngoài ra là VNM giảm 0,7%, BVH giảm 3,3%, GAS giảm 3,9%, ROS giảm 4,3%.
Biến động cửa VN-Index hàng ngày hầu như theo sát biến động của các cổ phiếu nói trên và ngày nào tập hợp cả nhóm điều chỉnh, chỉ số không có cơ hội nào để tăng.
Chính vì thế, nhịp điều chỉnh hiện tại vẫn có khả năng tiếp diễn khi các cổ phiếu lớn vẫn chưa tạo được đáy của nhịp điều chỉnh ngắn hạn của chính mình.
Siêu cổ phiếu vốn hóa lớn nhất thị trường là VNM trong 9 phiên gần nhất biến động tối đa không quá 2% từ mức thấp nhất tới cao nhất. Cũng trong 9 phiên vượt đỉnh 8 tháng, VNM tăng không quá được 0,4%. Cổ phiếu này đang bị chặn đứng bởi đỉnh cao lịch sử tại mức 153.900 đồng (theo giá điều chỉnh). Để tăng vượt đỉnh 8 tháng VNM đã phải nhờ tới sức cầu rất lớn từ nhà đầu tư nước ngoài. Trong 5 phiên liên tục tăng vượt đỉnh này, khối ngoại mua ròng cỡ 288,2 tỷ đồng ở VNM.
Cho đến tuần qua, VNM chỉ còn được nhà đầu tư nước ngoài mua ròng chưa tới 45,3 tỷ đồng. Nguyên nhân không xuất phát từ nội tại VNM, mà khối ngoại đang mua gần xong lượng đăng ký. Nếu VNM vượt được đỉnh cao lịch sử 153.900 đồng thì VN-Index rất có khả năng sẽ bứt phá. Tuy nhiên liệu VNM có làm được điều đó khi sức mua của khối ngoại đang gần cạn?
Đối với nhóm cổ phiếu ngân hàng, động lực tăng trưởng được hỗ trợ từ vấn đề xử lý nợ xấu. Tuy thế tuần qua ngân hàng lại là nhóm cổ phiếu giảm thê thảm nhất. Không phải câu chuyện xử lý nợ xấu gặp trục trặc, mà là áp lực chốt lời ngắn hạn quá lớn đã vượt khả năng đẩy giá tăng cao hơn của người mua.
Với khối lượng cổ phiếu trôi nổi khổng lồ, các mã ngân hàng xưa nay hiếm khi biến động được dài hơi. Vậy mà BID từ đầu tháng 5 đã tăng gần 20%, MBB kể từ đáy tháng 4 đã tăng trên 30%, CTG tăng hơn 14%. Đó là tính theo giá đóng cửa, còn nếu tính ở biên độ giá lớn nhất thì mức tăng còn cao hơn nhiều.
Đối với giao dịch ngắn hạn, mức lợi nhuận nói trên là quá lớn. Nhà đầu tư có thể có tầm nhìn dài hơn, ví dụ đến cuối năm để chờ đợi lợi nhuận cao hơn. Tuy nhiên trước khi đi tới đích đó, cần phải trụ được qua những sóng gió ngắn hạn.
Dầu khí đang nổi lên như một áp lực tiềm năng có thể khiến thị trường suy yếu thêm. GAS đã giảm gần 5,9% kể từ mức cao nhất chỉ trong tuần này. Giá dầu đang lao dốc liên tục từ mức trên 54 USD/thùng xuống sát 50 USD/thùng (dầu Brent). Giá dầu thấp nhất trong tháng 4/2017 là khoảng 46,7 USD/thùng. Đây là cú sốc cho cổ phiếu dầu khí. PVD cuối tuần rồi đã rơi trở lại đúng đáy thấp nhất trong lịch sử cách đây đúng 1 tháng.
Nói tóm lại, các cổ phiếu vốn hóa lớn nhất trong VN-Index đang thể hiện những khó khăn chưa kết thúc. Vì vậy hoàn toàn có khả năng chỉ số này sẽ còn giảm thêm chút nữa cho tới khi các trụ lớn tìm được mức hỗ trợ ổn định và kết thúc điều chỉnh.
10 cổ phiếu biến động tăng/giảm lớn nhất trên HSX trong tuần | |||||||
Mã CK | Giá đóng cửa ngày 2/6 | Giá đóng cửa ngày 26/5 | Mức giảm (%) | Mã CK | Giá đóng cửa ngày 2/6 | Giá đóng cửa ngày 26/5 | Mức tăng (%) |
NVT | 3.47 | 4.97 | -30.18 | AMD | 19.25 | 13.8 | 39.49 |
TDW | 22.8 | 29.7 | -23.23 | VNA | 1.1 | 0.8 | 37.5 |
SGT | 10 | 12 | -16.67 | VOS | 1.43 | 1.04 | 37.5 |
VAF | 11.9 | 14.1 | -15.6 | TNT | 4.41 | 3.3 | 33.64 |
LDG | 15.25 | 17.6 | -13.35 | KAC | 21.6 | 16.5 | 30.91 |
DXG | 17.9 | 19.65 | -8.91 | TV1 | 24.15 | 18.8 | 28.46 |
HQC | 3.26 | 3.56 | -8.43 | NVN | 1.4 | 1.2 | 16.67 |
DRH | 30.25 | 32.9 | -8.05 | VNG | 12.25 | 10.5 | 16.67 |
MCG | 3.86 | 4.18 | -7.66 | KSH | 3.02 | 2.6 | 16.15 |
SMA | 7.63 | 8.24 | -7.4 | TYA | 12.85 | 11.1 | 15.77 |
10 cổ phiếu biến động tăng/giảm lớn nhất trên HNX trong tuần | |||||||
Mã CK | Giá đóng cửa ngày 2/6 | Giá đóng cửa ngày 26/5 | Mức giảm (%) | Mã CK | Giá đóng cửa ngày 2/6 | Giá đóng cửa ngày 26/5 | Mức tăng (%) |
SJ1 | 14 | 18 | -22.22 | PVR | 3.9 | 2.4 | 62.5 |
PCG | 5.5 | 7 | -21.43 | NVB | 6.8 | 5 | 36 |
PSC | 14 | 17 | -17.65 | CTC | 5.5 | 4.1 | 34.15 |
TKU | 13.5 | 15.8 | -14.56 | PIV | 24.4 | 18.2 | 34.07 |
PVL | 2.5 | 2.9 | -13.79 | KHB | 2.4 | 1.8 | 33.33 |
SCL | 3.8 | 4.4 | -13.64 | SCI | 6.2 | 4.7 | 31.91 |
LCS | 2.7 | 3.1 | -12.9 | TAG | 27.5 | 21 | 30.95 |
PXA | 1.5 | 1.7 | -11.76 | TV3 | 53.2 | 40.7 | 30.71 |
SEB | 27.7 | 31 | -10.65 | VCR | 3.5 | 2.8 | 25 |
NHP | 3.4 | 3.8 | -10.53 | MHL | 7.1 | 5.8 | 22.41 |
Triển vọng dài hơi
Những gì thị trường chung hay VN-Index thể hiện trong 2 tuần qua không phải là những diễn biến quá bi quan. Nếu nhìn vào biến động từng ngày thì mỗi khi VNM, VCB hay GAS sụt giảm, VN-Index lại trồi sụt theo rõ rệt. Tuy nhiên các cổ phiếu này cũng không thể tác động tới chỉ số một cách dài hơi, vì ít nhất vẫn còn rất nhiều cổ phiếu khác mà nếu cộng dồn vốn hóa lại, có thể lớn hơn cả 3 mã trên.
Không nói đâu xa, sức ảnh hưởng của VNM, VCB, GAS chỉ có giới hạn trong chỉ số HSX30-Index. Chỉ số này đang mạnh hơn so với VN-Index khi vượt đỉnh sớm hơn, tăng trưởng xa hơn đỉnh cũ. Cả hai chỉ số này về mặt kỹ thuật, vẫn chỉ đang trong giai đoạn đi ngang sau khi vượt đỉnh. Dấu hiệu xác nhận thị trường đạt đỉnh thực sự, là các chỉ số thất bại trong việc tăng lên đỉnh cao hơn đồng thời sụt giảm trở lại xuống dưới đỉnh cao cũ.
Nói cách khác, thị trường sẽ gióng lên hồi chuông cảnh báo rủi ro khi VN-Index sụt giảm xuống dưới ngưỡng 730-733 điểm và chỉ số HSX30-Index giảm xuống dưới ngưỡng 700 điểm. Chừng nào cả hai chỉ số này vẫn tăng giảm trên ngưỡng này tức là thị trường vẫn đang đi ngang tích lũy bình thường.
Tín hiệu xác nhận thị trường bước vào nhịp tăng mới kéo dài xu thế tăng hiện tại là VN-Index tăng vượt đỉnh cao 748 điểm và HSX30-Index tăng vượt đỉnh 725 điểm.
Các dấu hiệu này không có gì là phức tạp mà chỉ tuân theo những tiêu chí cổ điển hàng trăm năm nay của phân tích kỹ thuật. Đó là một xu thế tăng sẽ tạo được các đỉnh sau cao hơn đỉnh trước và đáy sau cao hơn đáy trước. Một xu thế giảm sẽ ngược lại. Hiện tại, cả VN-Index lẫn HSX30-Index suốt từ giữa tháng 12/2016 đến nay vẫn đang tạo được các đỉnh sau cao hơn đỉnh trước và đáy sau cao hơn đáy trước – tức là nằm trong một xu hướng tăng. Chừng nào xu hướng chưa bị đảo ngược thì các nhịp điều chỉnh chỉ là giảm ngắn hạn trong một xu thế tăng trung hạn mà thôi.
Quy mô giao dịch toàn thị trường 2 tuần vừa qua | |||
Ngày | Tổng giá trị khớp lệnh (tỉ đồng) | Tổng giá trị Nước ngoài mua (tỉ đồng) | Tổng giá trị Nước ngoài bán (tỉ đồng) |
22.5.2017 | 6,058.9 | 628.0 | 170.1 |
23.5.2017 | 5,053.8 | 408.9 | 274.2 |
24.5.2017 | 5,226.2 | 357.2 | 536.2 |
25.5.2017 | 4,995.7 | 284.0 | 319.1 |
26.5.2017 | 4,527.2 | 334.7 | 137.6 |
29.5.2017 | 4,941.3 | 343.7 | 184.2 |
30.5.2017 | 5,485.9 | 203.0 | 140.0 |
31.5.2017 | 4,843.0 | 602.1 | 369.5 |
1.6.2017 | 3,552.2 | 254.3 | 190.0 |
2.6.2017 | 4,136.2 | 292.8 | 258.9 |
Trọng Nghĩa