【keo nha cai moi nhat】Sinh viên đạt 2 giải thưởng toán và một phương pháp học khác

Kết thúc thời gian học ở giảng đường đại học,ênđạtgiảithưởngtoánvàmộtphươngpháphọckhákeo nha cai moi nhat Quý lại về phòng trọ tự học

“Học bất chấp”

Nguyễn Xuân Quý đam mê môn toán từ khi lên lớp 6 nhờ một giáo viên toán có lối dạy thú vị truyền cảm hứng. Từ khi thích toán, mỗi ngày, ngoài hoàn thành bài tập các môn khác, Quý dành 3 – 4 giờ để học toán. Không chỉ học kiến thức trong sách giáo khoa, Quý còn tìm thêm các sách tham khảo và giải toán để thỏa mãn đam mê.

Thời điểm đó, bạn bè đánh giá Quý “học bất chấp”, tức là không có điều gì có thể ngăn cản niềm đam mê học toán của Quý. Học hết kiến thức trong chương trình, Quý tiếp tục tìm đến thư viện, tiệm sách cũ mượn hoặc mua các sách nâng cao toán để nghiên cứu, trong đó có nhiều sách vượt quá trình độ, lứa tuổi em đang học. Đến học kỳ hai của lớp 6, Quý đã đọc qua gần hết kiến thức cơ bản của lớp 8. Thậm chí đến cuối lớp 7, cậu học trò người Quảng Bình có thể giải được các bài toán nâng cao của lớp 8. Những vấn đề khó hiểu, Quý tìm các thầy cô bộ môn nhờ giải đáp, sau đó liên hệ những kiến thức đọc, nghiên cứu được và “ráp” thành một hệ thống kiến thức tư duy.

Quý thừa nhận, ban đầu, cũng có một số người nghi ngờ cách học của em là không đúng nhưng qua các năm, thấy kết quả học tập tốt, luôn đạt giải thưởng cao trong các kỳ thi học sinh giỏi toán cấp huyện, tỉnh và sức khỏe tốt, đi học chuyên cần nên nhà trường và gia đình tạo điều kiện để em học. Mỗi khi có thắc mắc, các thầy cô đều giúp đỡ. Nhờ sự ủng hộ của giáo viên và gia đình, Quý đã kiên định theo đuổi phương pháp học này.

Bước vào giảng đường ĐH, trong khi một số sinh viên bỡ ngỡ vì phương pháp học ĐH khác với giai đoạn học phổ thông thì Nguyễn Xuân Quý lại thích nghi nhanh. Quý giải thích, cách học ĐH là lấy người học làm trung tâm, giảng viên có vai trò cố vấn, hỗ trợ, vì vậy đòi hỏi tính tự học cao, điều này cũng là cách học mà em từng áp dụng.

Để tạo thêm hiệu quả ở môi trường học tập mới, Quý tìm các sinh viên khóa trước xin tài liệu và nhờ giải đáp những kiến thức khó. Trước kỳ thi Olympic toán học, Quý tìm các thí sinh từng dự thi để học hỏi kinh nghiệm. Em còn lên mạng xã hội, kết nối với các chuyên gia toán học trong và ngoài nước nhờ họ hỗ trợ kiến thức nâng cao, không có trong chương trình đang học, sau đó tự hệ thống lại, tạo thành dữ liệu kiến thức riêng. “Kiến thức về giải tích lồi không có trong chương trình học nhưng em vẫn xin giảng viên ở Mỹ thông qua facebook hướng dẫn giúp em. Nhiều bạn nói, em học những kiến thức dư thừa không cần thiết, nhưng việc như thế giúp em mở mang rất nhiều và đó chính là hành trang giúp em giành được 2 giải nhì ở kỳ thi vừa qua”, Quý kể.

TS. Trần Kiêm Minh, Trưởng khoa Toán, Trường ĐH Sư phạm – ĐH Huế đánh giá, Quý là sinh viên có khả năng tự học, tự tìm tòi rất tốt, em hay tự đặt ra các vấn đề về toán học rồi đi tìm lời giải. Thông thường, ở cuộc thi Olympic toán học sinh viên toàn quốc, rất ít trường hợp đăng ký thi hai môn vì việc tập trung ôn luyện rất khó và mất thời gian. Ngay cả các thí sinh dự thi một môn cũng không dễ đạt giải, nhưng sự quyết tâm cao đã giúp Quý thành công.

Xây dựng kế hoạch học tập hợp lý

Điều đặc biệt là dù tập trung rất nhiều thời gian cho toán, nhưng các môn học khác Quý cũng học tốt. Giai đoạn học phổ thông, từ năm lớp 6 đến lớp 12, Quý luôn là học sinh giỏi toàn diện. Ở Trường ĐH Sư phạm Huế, trong hai năm đầu có nhiều môn đại cương, ít liên quan đến toán, song thành tích chung của hai năm học đều rất ấn tượng, trong đó, điểm hệ 10 của năm học đầu tiên là 8,94 và năm học thứ hai là 9,24.

Xuân Quý chia sẻ, “học bất chấp” không phải thiếu phương pháp mà nên hiểu đúng là học với niềm đam mê, quyết tâm cao trên cơ sở xây dựng kế hoạch, thời gian biểu hơn lý, phải lượng được sức khỏe của mình và đảm bảo các môn học khác, tránh hiện tượng mất cân bằng giữa các môn, ảnh hưởng đến kết quả chung và tâm lý. Ngay từ đầu năm học, phải tính toán sức học để xây dựng kế hoạch cho cả học kỳ, thậm chí cả năm, trong đó phải xác định các môn quan trọng nhất, các môn ít quan trọng hơn để phân bố thời gian hợp lý. Ở trên lớp, nên tập trung nghe giảng và cố gắng hiểu bài, tranh thủ nhờ thầy cô giải đáp thêm những phần khó hiểu. Đây là cách giúp người học giảm tải thời gian phải học lại bài ở nhà.

Chia sẻ dự định tương lai, Quý cho biết, năm 3 là năm học khá nặng với sinh viên, song bản thân cũng đang xây dựng kế hoạch học tập để thực hiện mục tiêu giành giải nhất trong kỳ thi Olympic toán học sinh viên toàn quốc sắp đến. Theo Quý, nếu khéo léo thiết lập được thời gian biểu hợp lý thì vẫn có thể chủ động trong tất cả các hoạt động, mục tiêu đề ra.

Bài, ảnh: Hữu Phúc