【lich thi dau bong da anh y tbn cup c1】Thích ứng và đổi mới trong môi trường toàn cầu luôn biến động
Thích ứng chính sách và tăng tốc chuyển đổi số trong quản lý thuế,íchứngvàđổimớitrongmôitrườngtoàncầuluônbiếnđộlich thi dau bong da anh y tbn cup c1 hải quan Thích ứng với môi trường đa văn hoá khi kinh doanh toàn cầu Bước tiến mới trong truy xuất nguồn gốc thủy sản, đáp ứng yêu cầu xuất khẩu Đổi mới theo "luật chơi" quốc tế, ứng phó biến động trong xuất khẩu |
TS. Nguyễn Trí Hiếu |
Những tác động đến nền kinh tế trong năm 2024 sẽ tiếp tục gây những ảnh hưởng như thế nào trong năm 2025, thưa ông?
Năm 2024, kinh tế Việt Nam chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ các biến động quốc tế. Các cuộc xung đột như tại Ukraine và Trung Đông cùng những biến động tại các khu vực khác như mới đây là Hàn Quốc và Syria đã tác động không nhỏ đến thị trường tài chính toàn cầu. Cùng với đó là sự thay đổi trong chính sách tiền tệ của Mỹ khi Cục Dự trữ Liên bang (Fed) chuyển từ thắt chặt sang nới lỏng, kéo theo ảnh hưởng đến tỷ giá, thị trường chứng khoán và ngoại hối của Việt Nam.
Trong năm 2025, tôi cho rằng những tác động từ năm 2024 sẽ tiếp tục kéo dài. Đặc biệt, một yếu tố quan trọng là tình hình chính trị tại Mỹ dưới thời Tổng thống Donald Trump. Với các chính sách bảo hộ thương mại mạnh mẽ, Việt Nam sẽ đối diện với không ít khó khăn, đặc biệt trong xuất khẩu vào thị trường Mỹ. Chúng ta sẽ phải rất cẩn trọng với các rủi ro này, đồng thời tìm cách tận dụng cơ hội từ các dòng vốn đầu tư và sự chuyển dịch sản xuất từ các quốc gia khác sang Việt Nam.
Theo ông, những yếu tố nào sẽ là mối nguy lớn nhất và những cơ hội nào chúng ta có thể tận dụng?
Những yếu tố lớn nhất tác động đến nền kinh tế Việt Nam năm 2025 sẽ đến từ 4 “biến số” chính.
Đầu tiên, tỷ giá đồng USD sẽ tiếp tục ảnh hưởng mạnh mẽ, đặc biệt là sau khi Mỹ có thể thực hiện các chính sách nới lỏng định lượng hoặc thắt chặt tiền tệ tùy theo tình hình ngân sách của mình. Điều này có thể dẫn đến sự mất giá của đồng Việt Nam và tác động đến chi phí nhập khẩu cũng như lạm phát trong nước.
Thứ hai, về ngoại thương, chính sách bảo hộ mậu dịch của Mỹ, đặc biệt dưới thời ông Trump, có thể gây khó khăn lớn cho các nền kinh tế xuất khẩu vào Mỹ, trong đó có Việt Nam. Việt Nam hiện nay là một trong những quốc gia xuất siêu lớn nhất vào Mỹ, và nếu Mỹ áp thuế cao đối với hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam, chúng ta sẽ gặp khó khăn trong duy trì kim ngạch xuất khẩu.
Tuy nhiên, vẫn có những cơ hội nhất định khi Việt Nam có thể thu hút dòng vốn đầu tư từ các công ty Mỹ, đặc biệt trong các lĩnh vực công nghệ cao và bán dẫn, nhất là trong bối cảnh nhiều doanh nghiệp Mỹ di dời sản xuất ra khỏi Trung Quốc. Điều này có thể thúc đẩy quá trình hiện đại hóa công nghiệp của Việt Nam và tạo ra cơ hội việc làm lớn. Hơn nữa, với việc Mỹ áp thuế cao đối với hàng hóa Trung Quốc, Việt Nam có thể hưởng lợi nhờ vào việc xuất khẩu vào Mỹ với mức thuế thấp hơn.
Thứ ba là tình hình địa chính trị luôn là yếu tố khó lường và có thể thay đổi nhanh chóng, chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến các chính sách đối ngoại của các quốc gia lớn, đặc biệt là Mỹ. Việt Nam là một quốc gia có độ mở lớn về thương mại quốc tế và tỷ lệ giao dịch ngoại thương rất cao, do đó, sự biến động của các cường quốc như Mỹ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến Việt Nam.
Thứ tư là nội tại của nền kinh tế khi nhiều chính sách hỗ trợ chưa đủ để giúp doanh nghiệp phục hồi hoàn toàn.
Ông đánh giá thế nào về tác động của các yếu tố này đối với thị trường tài chính, tiền tệ Việt Nam trong năm 2025?
Tình hình kinh tế Mỹ và chính sách của Cục Dự trữ Liên bang (Fed) sẽ có ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ giá đồng Việt Nam so với USD. Điều này sẽ tác động đến các hoạt động giao dịch ngoại hối và chứng khoán.
Cụ thể, việc Fed tiếp tục nới lỏng hoặc thắt chặt chính sách tiền tệ sẽ làm thay đổi dòng vốn đầu tư toàn cầu, ảnh hưởng đến khả năng hút vốn FDI và các dòng tiền đầu tư gián tiếp vào thị trường chứng khoán Việt Nam.
Dự báo, cả năm 2024, đồng Việt Nam sẽ mất giá khoảng 5%. Sang năm 2025, tỷ giá sẽ tiếp tục chịu ảnh hưởng bởi chính sách kinh tế của ông Trump. Nếu đồng USD tiếp tục mạnh lên, khả năng thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ gặp khó khăn. Hơn nữa, các doanh nghiệp xuất khẩu có nợ vay bằng ngoại tệ sẽ đối diện với rủi ro tỷ giá cao hơn, ảnh hưởng đến lợi nhuận và tâm lý nhà đầu tư.
Đồng thời, biến động địa chính trị đã ảnh hưởng đến giá vàng toàn cầu, từ đó lan sang thị trường vàng tại Việt Nam. Tuy nhiên, do thị trường vàng trong nước chưa liên thông chặt chẽ với thị trường thế giới, giá vàng tại Việt Nam bị ảnh hưởng nhưng không giảm sâu như trên thế giới.
Theo ông, để duy trì đà tăng trưởng và phát triển bền vững, Việt Nam cần thực hiện những giải pháp gì để đối phó với các thách thức?
Năm 2025, Việt Nam cần tiếp tục có những chiến lược dài hạn và linh hoạt. Trước hết, cần chú trọng đến việc duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, đặc biệt là kiểm soát tỷ giá và lạm phát. Chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc điều tiết tỷ giá và hỗ trợ nền kinh tế.
Việt Nam cần đẩy mạnh cải cách, tái cơ cấu nền kinh tế và nâng cao năng suất lao động. Việc hiện đại hóa công nghiệp, đặc biệt là trong các lĩnh vực công nghệ cao và bán dẫn, sẽ giúp Việt Nam gia tăng giá trị trong xuất khẩu. Đồng thời, cần phải nâng cao chất lượng sản phẩm và đáp ứng tốt hơn nhu cầu của các thị trường khó tính.
Việt Nam cần chủ động hơn trong việc xây dựng các mối quan hệ thương mại đa dạng, không phụ thuộc quá nhiều vào một thị trường. Đồng thời, việc gia tăng hợp tác với các đối tác trong khu vực ASEAN, châu Âu và các quốc gia mới nổi sẽ giúp Việt Nam giảm thiểu rủi ro từ các biến động toàn cầu.
Như câu nói của triết gia Heraclitus: "Trong cuộc sống có một hằng số, không bao giờ thay đổi, đó là sự thay đổi không ngừng của cuộc sống", do đó, Việt Nam cần thích nghi nhanh chóng và không ngừng đổi mới để tận dụng các cơ hội trong một thế giới luôn biến động.
Xin cảm ơn ông!