Số thu giảm sâu so với cùng kỳ
TheảiquanTPHCMthungânsáchgiảmsâunhấttạiĐôngNambộbóng đá kết quả trực tuyến hôm nayo Cục Hải quan TP.HCM, tính đến ngày 28/6/2018 số thu NSNN của đơn vị đạt 49.517 tỷ đồng, đạt 45,84% chỉ tiêu giao (108.000 tỷ đồng). Trong đó, quý I/2018 thu đạt 22.860 tỷ đồng, giảm 9,1% cùng kỳ 2017; Quý II/2018 thu đạt 26.700 tỷ đồng, tăng 17% so với quý I /2018, nhưng vẫn giảm 5,57% so với cùng kỳ năm 2017.
Theo phân tích của Cục Hải quan TP.HCM, mặc dù tổng kim ngạch hàng hóa XNK qua địa bàn TP.HCM trong 6 tháng năm 2018 tăng khoảng 15,3% so với cùng kỳ năm 2017, đạt 53,3 tỷ USD, tuy nhiên, do một số mặt hàng có kim ngạch giảm mạnh, như: Xăng giảm 272,8 triệu USD và xe ôtô giảm 377 triệu USD đã tác động mạnh đến số thu NSNN của Cục.
Riêng trong tháng 6/2018 số thu NSNN giảm hơn 2.200 tỷ đồng so với tháng 5/2018 do kim ngạch một số mặt hàng nhập khẩu có thuế trong tháng 6/2018 giảm so với tháng 5/2018. Cụ thể, xăng máy bay giảm 19,9 triệu USD, vải may mặc giảm 10 triệu USD, sắt thép giảm 39 triệu USD và ôtô dưới 9 chỗ ngồi giảm 2,5 triệu USD.
So sánh số thu của Cục Hải quan TP.HCM trong 6 tháng qua với các Cục Hải quan địa phương và Tổng cục Hải quan cho thấy, số thu của đơn vị giảm mạnh. Chẳng hạn, số thu NSNN của cả Ngành tăng 2,04% so với cùng kỳ năm 2017 trong khi số thu NSNN của Cục Hải quan TP.HCM lại giảm 5,57% so với cùng kỳ năm 2017.
Số thu của các Cục Hải quan vùng Đông Nam bộ đều đạt từ 52 đến 61% dự toán năm 2018, trong khi Cục HQ TP.HCM chỉ đạt 45,84% dự toán.
Cải thiện dịch vụ cảng biển để hút hàng
Theo phân tích của lãnh đạo Cục Hải quan TP.HCM, hiện nay, có xu hướng tất yếu dịch chuyển hàng hóa về các tỉnh để làm thủ tục hải quan do: Sự phát triển và tăng trưởng cả về kinh tế và hạ tầng cơ sở của các tỉnh Đông Nam Bộ như: Bà Rịa- Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương cùng TP.HCM tạo nên trục kinh tế phát triển, tạo sức bật cho sự phát triển chung của các tỉnh miền Đông Nam Bộ, từng bước lan tỏa đến các tỉnh miền Tây Nam Bộ.
Bên cạnh đó, cụm cảng Cái Mép, Thị Vải - Vũng Tàu hoạt động tăng trưởng mạnh trong các năm gần đây. Các khu vực lân cận TP.HCM đang tập trung phát triển các chuỗi Logistics rất tốt như: kho bãi, vận chuyển hàng hóa, cơ sở hạ tầng đồng bộ, chi phí logistics thấp. Trong khi đó quy hoạch và dịch vụ kho bãi logistics tại TP.HCM chưa phát triển đồng bộ, chưa tương xứng với lưu lượng hàng hóa ngày càng tăng, dẫn đến tình trạng thường xuyên ùn tắc cục bộ tại cảng Cát Lái. Cụm cảng – KCN Hiệp phước được quy hoạch là trung tâm cảng logistics của khu vực nhưng thực tế hiện nay hoạt động chưa hiệu quả.
Một số quy định mới tại Thông tư số 39/2018/TT-BTC không cho phép các Chi cục Hải quan cửa khẩu kiểm hộ hàng hóa đã khiến cho việc làm thủ tục hải quan tại các Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu tăng (đặc biệt là hàng hóa XNK gia công, sản xuất xuất khẩu, hàng hóa chứa đựng trong container).
Ngoài ra, quy định về Danh mục hàng hóa NK phải làm thủ tục hải quan tại cửa khẩu theo Quyết định số 15/QĐ-TTg phần nào tác động đến việc làm thủ tục hải quan và lượng hàng hóa NK dịch chuyển về các địa phương khác trong khu vực tăng cao.
Xu hướng tất yếu hiện nay, DN lựa chọn địa phương có dịch vụ logistics cảng biển tốt, chi phí thấp, cạnh tranh để XNK hàng hóa và nộp thuế. Cục Hải quan TP.HCM hoàn toàn đồng tình với xu hướng này do: Tạo điều kiện tối đa cho doanh nghiệp qua việc thông quan hàng hóa nhanh, giảm chi phí; Phát triển kinh tế vùng theo quy hoạch của Chính phủ; Giảm ùn tắc quá tải tại các cảng TP.HCM.
Qua số liệu phân tích, so sánh, đánh giá nêu trên, hàng hóa dịch chuyển kéo theo số thu ngân sách của các cục Hải quan tỉnh, thành phố trong khu vực cũng tất yếu thay đổi, tính tổng thể chung thì số thu ngân sách không thay đổi. Vì vậy, Cục Hải quan TP.HCM đề nghị Bộ Tài chính và Tổng cục xem xét căn cứ tình hình thực tiễn điều hành, điều chỉnh tỷ trọng, giao số thu ngân sách ngay trong năm và các năm tiếp cho phù hợp...