(BDO) Tại diễn đàn và triển lãm kinh tế xanh năm 2024 mới đây,ợiíchképkhithựchiệtỷ số bóng đá monaco doanh nghiệp (DN) quan tâm khá nhiều về những chia sẻ liên quan đến trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất với bao bì và sản phẩm thải bỏ ( EPR). Đây vừa là quy định của pháp luật, vừa là chứng chỉ xanh để DN tham gia sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng.
Xu hướng thương mại toàn cầu
Theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, từ ngày 1-1-2024, nhà sản xuất, nhập khẩu ngoài trách nhiệm với sản phẩm sản xuất và phân phối còn có trách nhiệm tái chế sản phẩm, bao bì và thu gom, xử lý chất thải. Trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất được quy định tại Ðiều 54 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 và được quy định chi tiết tại Nghị định số 08/2022/NÐ-CP ngày 10-1-2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.
Sở Công Thương Bình Dương hỗ trợ doanh nghiệp phát triển công nghệ sản xuất tại công ty Công ty TNHH nhựa Shun Xing Việt Nam (TP. Bến Cát)
Theo đó, kể từ ngày 1-1-2024, các nhà sản xuất, nhập khẩu sản phẩm dầu nhớt, pin, ắc quy, xăm lốp và các loại bao bì thương mại phải thực hiện tái chế hoặc đóng phí hỗ trợ hoạt động tái chế chất thải. Nhà sản xuất, nhập khẩu sản phẩm điện, điện tử thực hiện trách nhiệm tái chế từ ngày 1-1-2025; nhà sản xuất, nhập khẩu phương tiện giao thông (ô tô, xe máy) thực hiện trách nhiệm tái chế từ ngày 1-1-2027.
Đối với trách nhiệm tái chế, DN có quyền lựa chọn 1 trong 2 phương án là tổ chức tái chế hoặc đóng tiền vào Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam để hỗ trợ tái chế. Còn với trách nhiệm thu gom, xử lý chất thải thì nhà sản xuất, nhập khẩu các nhóm sản phẩm theo quy định phải có trách nhiệm đóng góp tài chính hỗ trợ thu gom, xử lý chất thải.
Ông Karin Greve, tham tán thương mại Đại sứ quán Na Uy tại Việt Nam cho hay, xây dựng và ban hành cơ chế EPR là nỗ lực tích cực của Chính phủ Việt Nam. Để phát huy hiệu quả của cơ chế này cần tập trung nâng cao nhận thức của cộng đồng về phân loại rác thải tại nguồn. Đối với các DN, cần hình thành mạng lưới cộng sinh để chất thải từ nhà máy sản xuất trở thành nguyên liệu cho cơ sở tái chế, rồi sản phẩm từ cơ sở tái chế lại trở thành bao bì mới cho nhà máy sản xuất. Chính phủ nên có hỗ trợ, ưu đãi để khuyến khích các DN tham gia. Về lâu dài, Chính phủ cần có lộ trình để nâng cao tỷ lệ tái chế bao bì, rác thải áp dụng cho DN với mục tiêu tái chế càng nhiều càng tốt; đồng thời thúc đẩy việc đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm tái chế để tăng hiệu quả kinh tế và giảm thiểu phần thải ra môi trường.
Trên thực tế, trước khi quy định EPR có hiệu lực thi hành, nhiều DN đã thay đổi mô hình quản trị, đầu tư máy móc công nghệ, nguyên vật liệu để giảm phát thải, đáp ứng yêu cầu của thị trường và người tiêu dùng.
Theo lãnh đạo Công ty Cổ phần Nhựa tái chế Duy Tân, công ty bắt đầu tái chế nhựa vào năm 2020. Trước yêu cầu của thương mại toàn cầu và đặc biệt là quy định EPR có hiệu lực, nhu cầu sử dụng nhựa tái chế đã tăng lên, công ty có thể sử dụng 180 tấn nguyên liệu/ngày. Khó khăn với các DN tái chế hiện nay là tỷ lệ rác thải được phân loại tại nguồn thấp, dẫn đến chất thải có khả năng tái chế không được thu gom triệt để, DN tái chế thiếu nguyên liệu đầu vào; chỉ khoảng 70% rác thải nhựa thu gom tái chế được.
Trong khi đó, lãnh đạo Công ty Tetra Pak Việt Nam cho rằng, nhiều chất thải có khả năng tái chế đang lẫn với chất thải đem đi xử lý nên vừa tốn chi phí, vừa lãng phí tài nguyên. Để thúc đẩy hoạt động tái chế bao bì và sản phẩm thải bỏ, giải pháp hiệu quả nhất là tăng cường công tác phân loại, thu gom chất thải tại nguồn. Chính sách EPR rất cần thiết trong bối cảnh hiện nay, là công cụ để nâng cao nhận thức của người dân và DN với chất thải.
Hỗ trợ doanh nghiệp
Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Thanh Toàn, Giám đốc Sở Công Thương cho biết, thực hiện Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, cụ thể trong việc thực hiện cắt giảm phát thải khí nhà kính, xanh hóa các ngành kinh tế, xanh hóa lối sống và thúc đẩy tiêu dùng bền vững, giải pháp thực hiện tăng trưởng xanh phù hợp với tỉnh Bình Dương, UBND tỉnh đã ban hành kế hoạch hành động về tăng trưởng xanh trên địa bàn tỉnh Bình Dương giai đoạn 2022–2030 với 4 mục tiêu và 18 chủ đề hành động. Trong đó, tỉnh xác định tăng trưởng xanh góp phần thúc đẩy cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng nhằm đạt được thịnh vượng về kinh tế, bền vững về môi trường và công bằng về xã hội; hướng tới nền kinh tế xanh, trung hòa các-bon và đóng góp vào mục tiêu hạn chế sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu.
Sở Công Thương Bình Dương hỗ trợ doanh nghiệp phát triển công nghệ sản xuất, sử dụng sản phẩm tái chế tại Hợp tác xã Nấm Ngon Việt (huyện Dầu Tiếng)
Trong thời gian tới, Sở Công Thương tiếp tục hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp, nâng cao công tác nghiên cứu, ứng dụng các công nghệ tiên tiến vào sản xuất, góp phần giảm phát thải khí nhà kính, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển bền vững, đưa Bình Dương hướng tới nền kinh tế xanh và đóng góp và mục tiêu hạn chế sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu. Tỉnh thúc đẩy mô hình kinh tế tuần hoàn thông qua khai thác và sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên thiên nhiên và năng lượng dựa trên nền tảng khoa học và công nghệ. Ứng dụng công nghệ số và chuyển đổi số, phát triển vào sản xuất để nâng cao chất lượng tăng trưởng, phát huy lợi thế cạnh tranh và giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường.
Theo ông Mai Hùng Dũng, Ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, tỉnh tập trung triển khai thực hiện Đề án thành phố thông minh Bình Dương trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, tập trung nguồn vốn cho phát triển kinh tế tuần hoàn; tiếp tục kiện toàn hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về môi trường; xây dựng và phát triển mô hình khu công nghiệp sinh thái, phát triển thị trường các sản phẩm tái chế, xanh, sạch, thân thiện.
“Đặc biệt, tỉnh luôn nhất quán phương châm không đánh đổi môi trường lấy kinh tế, thu hút các dự án đầu tư có công nghệ tiên tiến, tiết kiệm nguyên liệu và năng lượng. Qua đó, tỉnh thúc đẩy cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng xanh, kinh tế tuần hoàn để phát triển bền vững”, ông Mai Hùng Dũng nhấn mạnh.
Tiểu My - Cẩm Tú