Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan |
Con số này được Chính phủ dự kiến trong cơ cấu huy động nguồn lực thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025.
Trong tờ trình báo cáo Quốc hội trong phiên họp chiều 23/7 do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ đọc trước Quốc hội,ệutỷđồngvốnChươngtrìnhnôngthônmớisẽhuyđộngngoàingânsákết quả bóng đa seria cơ cấu vốn được ghi rất chi tiết.
Vốn ngân sách Trung ương khoảng 39.632 tỷ đồng (chiếm 1,6%); Vốn ngân sách địa phương: Khoảng 156.700 tỷ đồng (chiếm 6,4%);
Vốn lồng ghép từ 2 chương trình mục tiêu quốc gia còn lại và các chương trình, dự ánkhác là khoảng 224.000 tỷ đồng (chiếm 9%);
Đặc biệt, số lớn nhất là hơn 2 triệu tỷ đồng, chiếm hơn 83%, là nguồn vốn huy động ngoài ngân sách. Trong đó, vốn tín dụng khoảng 1,79 triệu tỷ đồng (chiếm 73%); vốn doanh nghiệpkhoảng 105.500 tỷ đồng (chiếm 4,3%); huy động đóng góp tự nguyện của người dân khoảng 139.300 tỷ đồng (chiếm 5,7%).
Nguyên tắc, tiêu chí phân bổ vốn ngân sách trung ương đã được Chính phủ dự kiến là sẽ căn cứ tổng kế hoạch vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021-2025. Trên cơ sở tổng kế hoạch vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021-2025 được Quốc hội phê duyệt, Thủ tướng Chính phủ sẽ ban hành quy định về nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sác trung ương và tỷ lệ đối ứng vốn ngân sách địa phương thực hiện Chương trình giai đoạn 2021-2025.
Tuy nhiên, trong báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tếQuốc hội về đề xuất chủ trương đầu tưChương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, bày tỏ sự cẩn trọng về khả năng bố trí vốn từ ngân sách.
Ông Vũ Hồng Thanh, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế cho rằng giai đoạn tới, diễn biến phức tạp, khó lường của đại dịch Covid-19 sẽ còn tác động tiêu cực đến phát triển kinh tế - xã hội của nước ta, dự kiến thu ngân sác nhà nước khó khăn và không có yếu tố tăng đột biến trong khi phải thực hiện nhiều mục tiêu quan trọng khác như đầu tư cơ sở hạ tầng, an sinh xã hội, cải cách tiền lương, bảo hiểm xã hội, quốc phòng, an ninh…
“Ủy ban Kinh tế tán thành phương án bố trí vốn ngân sách trung ương cho Chương trình là 39.632 tỷ đồng và đề nghị trong quá trình điều hành, căn cứ điều kiện thực tế, Chính phủ tiếp tục cân đối vốn ngân sách trung ương để có thể hỗ trợ thêm cho Chương trình”, ông Vũ Hồng Thanh báo cáo tại phiên làm việc.
Đối với các nguồn lực khác, Ủy ban Kinh tế đề nghị Chính phủ làm rõ cơ sở xác định, tính khả thi của việc huy động nguồn lực do yếu tố dịch bệnh tác động đến sản xuất, kinh doanh và các xã phấn đấu đạt nông thôn mới đến năm 2025 là các xã còn nhiều khó khăn, khả năng tham gia đóng góp kinh phí khó khăn hơn.
Đặc biệt, Ủy ban Kinh tế đề nghị chú trọng một số nguyên tắc chính và thứ tự ưu tiên trong phân bổ ngân sách trung ương.
Cụ thể, với địa phương có tỷ lệ điều tiết ngân sách về Trung ương thì tự bảo đảm vốn từ ngân sách địa phương để thực hiện.
Các địa phương thuộc khu vực miền núi, Tây Nguyên khó khăn thì ngân sách trung ương hỗ trợ tối đa 70%. Địa phương ngân sách trung ương còn phải hỗ trợ trên 60% thì mức hỗ trợ tối đa 50%; địa phương đảm bảo ngân sách từ 60% trở lên thì mức hỗ trợ tối đa 30%.
Việc bố trí vốn đầu tư cũng cần ưu tiên cho các xã đạt dưới 15 tiêu chí và số vốn còn thiếu để các xã đạt trên 15 tiêu chí hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới; bố trí vốn thanh toán các nội dung nợ tiêu chí; hoàn thành dứt điểm các nội dung dở dang của giai đoạn 2016-2020...