您现在的位置是:Empire777 > Ngoại Hạng Anh

【bong da anh.com】Sửa phương pháp xác định trị giá hải quan cho hàng xuất khẩu

Empire7772025-01-26 00:52:32【Ngoại Hạng Anh】6人已围观

简介Sửa những quy định gì về trị giá hải quan?Xác định trị giá hải quan cho hàng hóa xuất khẩuLấy ý kiến bong da anh.com

sua phuong phap xac dinh tri gia hai quan cho hang xuat khauSửa những quy định gì về trị giá hải quan?ửaphươngphápxácđịnhtrịgiáhảiquanchohàngxuấtkhẩbong da anh.com
sua phuong phap xac dinh tri gia hai quan cho hang xuat khauXác định trị giá hải quan cho hàng hóa xuất khẩu
sua phuong phap xac dinh tri gia hai quan cho hang xuat khauLấy ý kiến vào sửa quy định về trị giá hải quan
sua phuong phap xac dinh tri gia hai quan cho hang xuat khauKhông tiến hành tham vấn trị giá hải quan khi thuế NK 0%
sua phuong phap xac dinh tri gia hai quan cho hang xuat khau
Công chức Hải quan cửa khẩu Lao Bảo (Quảng Trị) kiểm tra hàng hóa XNK. Ảnh: Quang Hùng.

Hiện các phương pháp xác định trị giá hải quan của hàng hóa xuất khẩu quy định tại khoản 15 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018. Theo phân tích của ban soạn thảo, với quy định hiện hành thì việc xác định trị giá hải quan của hàng hóa xuất khẩu được thực hiện theo các phương pháp, quy định từ khoản 2 đến khoản 6 Điều 25a nêu tại khoản 15 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC. Theo đó, để xác định trị giá hải quan của hàng hóa xuất khẩu thì phải xác định giá bán hàng hóa đến cửa khẩu xuất.

Việc xác định giá bán của hàng xuất khẩu tính đến cửa khẩu xuất được thực hiện trên cơ sở các phương pháp gồm: Phương pháp giá bán hàng hóa đến cửa khẩu xuất, phương pháp giá bán hàng hóa xuất khẩu giống hệt hoặc tương tự đến cửa khẩu xuất, phương pháp giá bán hàng hóa giống hệt hoặc tương tự hàng xuất khẩu tại thị trường nội địa Việt Nam và phương pháp giá bán hàng hóa xuất khẩu do cơ quan Hải quan thu thập, tổng hợp.

Theo phân tích của ban soạn thảo, quá trình thực hiện đã phát sinh vướng mắc, bất cập đối với phương pháp xác định trị giá hải quan theo giá bán hàng hóa đến cửa khẩu xuất. Do chưa có hướng dẫn chi tiết đối với từng tình huống giao hàng tại cửa khẩu, trước khi đến cửa khẩu, sau khi đã xuất khẩu, dẫn đến người xác định trị giá gặp lúng túng, khó phân biệt chi phí nào thuộc vào trị giá hải quan, chi phí nào không thuộc trị giá hải quan, chi phí nào cần phải cộng hoặc trừ khỏi giá bán ghi trên hợp đồng…

Vì vậy, để khắc phục bất cập trên, ban soạn thảo đề xuất chỉnh sửa chi tiết phương pháp xác định trị giá theo giá bán hàng hóa đến cửa khẩu xuất theo từng điều kiện giao hàng xuất khẩu khác nhau gồm giao hàng tại cửa khẩu xuất, giao hàng trong nội địa Việt Nam và giao hàng tại địa điểm giao hàng ngoài lãnh thổ Việt Nam.

Đồng thời, bổ sung nội dung mở rộng khái niệm hàng hóa giống hệt, tương tự tại phương pháp giá bán của hàng hóa xuất khẩu do cơ quan Hải quan thu thập, tổng hợp, phân loại như quy định đối với hàng nhập khẩu để đảm bảo tính thống nhất.

Theo đó, tại Khoản 3 Điều 1 Dự thảo Thông tư thì Điều 4 Thông tư 39/2015/TT-BTC được sửa đổi về nguyên tắc và phương pháp xác định trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu như sau:

Nguyên tắc: Trị giá hải quan là giá bán của hàng hóa tính đến cửa khẩu xuất không bao gồm phí bảo hiểm quốc tế (I), phí vận tải quốc tế (F), được xác định bằng cách áp dụng tuần tự các phương pháp quy định tại khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5 Điều này và dừng ngay tại phương pháp xác định được trị giá hải quan.

Việc xác định trị giá hải quan phải căn cứ vào chứng từ, tài liệu, số liệu khách quan, định lượng được về hàng hóa xuất khẩu giống hệt, hàng hóa xuất khẩu tương tự; không sử dụng chứng từ, tài liệu, số liệu không có thực để xác định trị giá hải quan.

Nguyên tắc phân bổ: Các khoản chi phí nêu tại khoản 2 đến khoản 6 Điều này được tính cho từng loại hàng hóa xuất khẩu. Trường hợp một hợp đồng có nhiều loại hàng hóa khác nhau nhưng chi phí chưa được tính chi tiết cho từng loại hàng hóa thì phân bổ tuần tự theo các cách sau: Theo giá bán của từng loại hàng hóa; Theo trọng lượng hoặc thể tích hoặc số lượng của từng loại hàng hóa.

Phương pháp xác định giá bán của hàng hóa tính đến cửa khẩu xuất: Giá bán của hàng hóa tính đến cửa khẩu xuất là giá bán ghi trên hợp đồng mua bán hàng hóa hoặc hóa đơn thương mại và các khoản chi phí liên quan đến hàng hóa xuất khẩu tính đến cửa khẩu xuất phù hợp với các chứng từ có liên quan nếu các khoản chi phí này chưa bao gồm trong giá bán của hàng hóa.

Cách thức xác định: Trường hợp hàng hóa xuất khẩu được bán và giao hàng tại cửa khẩu xuất: giá bán của hàng hóa tính đến cửa khẩu xuất là giá bán ghi trên hợp đồng mua bán hàng hóa hoặc hóa đơn thương mại và các khoản chi phí liên quan đến hàng hóa xuất khẩu tính đến cửa khẩu xuất phù hợp với các chứng từ có liên quan nếu các khoản chi phí này chưa bao gồm trong giá bán của hàng hóa.

Trường hợp hàng hóa xuất khẩu không được được bán và giao tại cửa khẩu xuất: Nếu địa điểm giao hàng ở ngoài lãnh thổ Việt Nam thì giá bán của hàng hóa tính đến cửa khẩu xuất được xác định trên cơ sở giá bán ghi trên hợp đồng mua bán hàng hóa hoặc hóa đơn thương mại, được điều chỉnh trừ chi phí vận chuyển quốc tế (F) và bảo hiểm quốc tế (I, nếu có) từ cửa khẩu xuất đến địa điểm giao hàng.

Nếu địa điểm giao hàng ở trong nội địa Việt Nam thì giá bán của hàng hóa tính đến cửa khẩu xuất được xác định trên cơ sở giá bán ghi trên hợp đồng mua bán hàng hóa hoặc hóa đơn thương mại, cộng thêm các chi phí sau đây:

Chi phí vận tải nội địa và các chi phí có liên quan đến vận chuyển hàng hóa xuất khẩu từ địa điểm giao hàng đến cửa khẩu xuất, bao gồm cả chi phí thu gom hàng hóa, thuê kho, bãi, bốc, dỡ, xếp hàng lên, xuống phương tiện vận tải cho đến cửa khẩu xuất;

Chi phí bảo hiểm của hàng hóa xuất khẩu từ địa điểm giao hàng đến cửa khẩu xuất (nếu có);

Chi phí khác có liên quan đến hàng hóa xuất khẩu phát sinh từ địa điểm giao hàng đến cửa khẩu xuất (nếu có);

Trường hợp các khoản chi phí nêu tại các điểm từ điểm b.2.2.1 đến b.2.2.3 khoản này đã bao gồm thuế giá trị gia tăng nộp tại Việt Nam được trừ số tiền thuế giá trị gia tăng đã nộp, phù hợp với số tiền ghi trên chứng từ nộp thuế GTGT…”.

很赞哦!(69379)