【thứ hạng của cerro porteño】Giá xăng dầu, thịt lợn “giảm nhiệt”, giảm sức ép lên lạm phát

xăng dầu

Giá xăng dầu năm 2019 dự báo sẽ biến động ở khoảng 10% so với mức giá bình quân năm 2018. Ảnh: T.T

Giá xăng dầu dự báo ổn định

Tại Kỳ họp thứ 6 của Quốc hội khoá XIV diễn ra vào tháng 10/2018,áxăngdầuthịtlợngiảmnhiệtgiảmsứcéplênlạmpháthứ hạng của cerro porteño trước lo ngại giá dầu tăng mạnh, có thể lên đến 100 USD/thùng theo một số dự báo và việc phải điều chỉnh giá dịch vụ y tế, giáo dục sau thời gian trì hoãn quá lâu, Chính phủ đã trình Quốc hội phê duyệt mục tiêu lạm phát năm 2019 “khoảng 4%” thay cho mức “dưới 4%” như trong năm 2018. Tuy nhiên, chỉ 2 tháng sau đó (cuối tháng 12/2018), tại kỳ họp Chính phủ cuối năm 2018, Chính phủ đưa ra mục tiêu phấn đấu lạm phát “dưới 4%” như năm 2018.

Nguyên nhân được cho là do giá dầu đã giảm mạnh, từ mức trên 70 USD/thùng xuống còn dưới 50 USD/thùng. Với việc giá dầu giảm mạnh, lạm phát tháng 12/2018 so với cùng kỳ năm trước đã chỉ còn ở mức 2,98%.

Theo TS. Nguyễn Đức Độ - Phó Viện trưởng Viện Kinh tế tài chính (Học viện Tài chính), đây là điều kiện rất thuận lợi cho việc đảm bảo kiềm chế lạm phát dưới 4% trong năm 2019, bởi mức khởi điểm của lạm phát trong tháng đầu năm nhiều khả năng cũng sẽ ở mức dưới 3% sau khi liên Bộ Tài chính - Công thương quyết định điều chỉnh giảm giá xăng dầu. Mức lạm phát thấp so với cùng kỳ của tháng đầu năm 2019 sẽ có tác động tích cực đến lạm phát cùng kỳ của tất cả các tháng trong năm cũng như lạm phát trung bình của cả năm 2019.

Theo Ths. Nguyễn Thị Tuyết Anh - Viện Kinh tế tài chính, năm 2019 được đánh giá là năm có nhiều nhân tố hỗ trợ để bình ổn giá xăng dầu, trong đó, việc nâng cao tính cạnh tranh trong kinh doanh, điều chỉnh giá linh hoạt, mức độ đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng từ sản xuất xăng dầu nội địa… có tác động ổn định giá rất lớn. Cùng với đó, giá xăng dầu trên thị trường thế giới đang ở mức thấp và những dự đoán về khả năng phục hồi chậm, sẽ là nhân tố kìm giá xăng dầu trong nước ở mức độ kiểm soát được. Giá xăng dầu năm 2019 sẽ biến động ở trong biên độ khoảng 10% so với mức giá bình quân năm 2018.

Trên thực tế, việc kiềm chế lạm phát trong năm 2019 không chỉ thuận lợi do giá dầu giảm mà còn do nhiều yếu tố khác. Trong đó, phải kể đến giá thịt lợn sau khi đã đạt mức trên 50.000 đồng/kg đã chững lại, bởi việc tăng giá cao hơn nữa sẽ khiến cho nguồn cung tăng mạnh (nhập khẩu thịt lợn tăng, bà con nông dân tái đàn) và kéo giá xuống. Bởi vậy, theo dự báo của một số chuyên gia kinh tế, giá thịt lợn trong năm 2019 nhiều khả năng sẽ không tăng hoặc giảm; tức là đóng góp của giá thịt lợn vào lạm phát năm 2019 sẽ bằng 0 hoặc âm.

Ngoài ra, yếu tố thuận lợi thứ hai là áp lực đối với tỷ giá trong năm 2019 được dự báo sẽ thấp hơn so với năm 2018, bởi kinh tế Mỹ được dự báo sẽ tăng trưởng chậm lại và lộ trình tăng lãi suất của FED cũng đang ở giai đoạn cuối, dẫn đến nhu cầu đối với đồng USD sẽ không còn mạnh như trước.

Không căng thẳng lạm phát năm 2019

Với những dẫn chứng nêu trên, TS. Nguyễn Đức Độ cho rằng, yếu tố khiến cho lạm phát những tháng đầu năm 2018 tăng mạnh là giá dầu, giá thịt lợn và tỷ giá đều được dự báo sẽ giảm hoặc ổn định hơn trong năm 2019. Điều đó có nghĩa là nhiều khả năng lạm phát trong năm 2019 sẽ thấp hơn lạm phát trong năm 2018.

thịt lợn
Do tiêu thụ nhiều nên mặt hàng thịt lợn ảnh hưởng trực tiếp tới chỉ số giá tiêu dùng. Ảnh: T.T

TS. Nguyễn Đức Độ đưa ra kịch bản trung bình là lạm phát sẽ tăng khoảng 0,14%/tháng (chưa tính điều chỉnh giá điện, giá dịch vụ y tế và giáo dục), tương đương với mức tăng của lạm phát cơ bản trong năm 2018. “Với mức tăng này, lạm phát cùng kỳ tháng 12 năm 2019 sẽ ở mức khoảng 1,7% và lạm phát trung bình sẽ chỉ ở mức trên 2%. Tuy nhiên, do Chính phủ sẽ điều chỉnh giá dịch vụ theo lộ trình nên lạm phát trung bình dự báo cao hơn, nhưng khả năng sẽ chỉ ở mức khoảng 3%” - TS. Nguyễn Đức Độ dự báo.

Tính toán kỹ hơn, TS. Nguyễn Đức Độ đưa ra 2 phương án: Đối với kịch bản lạm phát thấp, giá dầu tiếp tục giảm và tỷ giá VND/USD chỉ tăng 1%, lạm phát cùng kỳ của tháng 12/2019 có thể chỉ ở mức 1% và lạm phát trung bình cả năm 2019 chỉ ở mức 2,5%. Còn với kịch bản cao, giá xăng dầu tăng mạnh trở lại và tỷ giá có mức tăng tương đương với mức tăng của năm 2018, đồng thời Chính phủ vẫn điều chỉnh giá dịch vụ theo lộ trình, lạm phát trung bình cả năm 2019 sẽ vẫn thấp hơn mức 3,54% của năm 2018.

Theo Cục Quản lý giá, Bộ Tài chính, riêng đối với mặt hàng xăng dầu, cục sẽ tham mưu cho Bộ Tài chính tiếp tục phối hợp với Bộ Công thương điều hành giá xăng dầu trong nước theo cơ chế giá thị trường có sự điều tiết của Nhà nước theo quy định tại Nghị định số 83/2014/NĐ-CP của Chính phủ.

Trong đó, sẽ bám sát diễn biến giá xăng dầu của thị trường thế giới để chủ động, linh hoạt điều hành giá xăng dầu trong nước đồng bộ giữa các biện pháp về giá, Quỹ Bình ổn giá để bình ổn giá xăng dầu phù hợp với quy định, góp phần thực hiện mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát; đảm bảo hài hòa lợi ích người tiêu dùng, doanh nghiệp và cân đối ngân sách nhà nước./.

Minh Anh