Cũng theo Thứ trưởng Đỗ Hoàng Anh Tuấn,ôngtinmớinhấtvềtìnhhìnhthuchingânsácoi bóng đá trực tiếp hôm nay thu ngân sách địa phương đã vượt 58.000 tỷ đồng. Ngân sách Trung ương cũng đang được Bộ Tài chính phối hợp cùng các bộ, cơ quan liên quan và các địa phương phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ thu, từ đó đảm bảo cân đối ngân sách Trung ương trong điều kiện giá dầu thô giảm mạnh mà không cần sử dụng đến 10.000 tỷ đồng thu thoái vốn.
Về việc bù đắp hụt thu từ giá dầu, Thứ trưởng cho hay: Trong tháng 9, 10-2015, khi báo cáo Quốc hội, Bộ Tài chính đã tính toán giá dầu giảm cùng với các tác động của giá dầu có thể tác động giảm thu ngân sách 61.000 tỷ đồng; tác động từ giảm thuế theo cam kết hội nhập ASEAN sẽ làm giảm thu trên 10.000 tỷ đồng. Như vậy, tổng số hụt thu ngân sách là trên 71.000 tỷ đồng.
Tuy nhiên, nhờ tăng trưởng kinh tế năm nay đạt khá ( GDP đạt 6,68%) cùng với hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tăng cao; số doanh nghiệp có lãi, có thu nhập chịu thuế và nộp thuế cao hơn 2014 nên các khoản thuế chính trong ngân sách như thuế Giá trị gia tăng, thuế Thu nhập doanh nghiệp, thuế Tiêu thụ đặc biệt, thuế Thu nhập cá nhân đều tăng so với cùng kỳ năm trước khoảng 15-17%.
“Đây là nguyên nhân quan trọng để góp phần tăng thu ngân sách địa phương và cũng để đảm bảo cân đối thu chi ngân sách Trung ương” – Thứ trưởng Đỗ Hoàng Anh Tuấn nhấn mạnh.
Một vấn đề cũng ảnh hưởng lớn đến cân đối ngân sách là năm nay do hậu quả của những khó khăn từ các năm trước dẫn đến tỷ lệ nợ đọng thuế tăng cao, có thời điểm lên đến 76.000 tỷ đồng, trong đó có 34.000 tỷ đồng có khả năng thu hồi.
Trước Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng đã cam kết sẽ thu hồi được số nợ đọng 34.000 tỷ đồng này trong năm nay. "Tính đến 20-12-2015 ngành Tài chính đã hoàn thành nhiệm vụ này"-Thứ trưởng cho biết.
Như vậy, sau khi trừ 19.000 tỷ động nợ đọng số chậm nộp và phạt chậm nộp còn lại của các giai đoạn từ 2013 trở về trước thì tổng số nợ đọng chỉ còn khoảng trên dưới 5% tổng thu ngân sách. Đây là một tỷ lệ chấp nhận được theo đánh giá của ngành Tài chính.
Nhận định về năm 2016, đại diện lãnh đạo Bộ Tài chính cho rằng, đối với nền kinh tế nói chung và nền tài chính nói riêng, những khó khăn do giá dầu, do hội nhập kinh tế quốc tế như năm 2015 chỉ còn khoảng 60% nhưng thách thức về thị trường, đầu tư, cạnh tranh thì “gấp rưỡi” năm 2015.
Thách thức trước mắt là giá dầu thế giới tiếp tục giảm sâu và biến động khó lường. Bình quân giá dầu thế giới năm 2015 là 55USD/thùng, ngày 27-12 còn 38USD/thùng, giá dầu trong nước đang bán là 43USD/thùng. Như vậy, so với dự toán mới được Quốc hội thông qua là 60USD/thùng thì thực tế vẫn thấp hơn khá nhiều. Điều này sẽ tác động trực tiếp đến công tác thu ngân sách Nhà nước.
Tuy nhiên, nhìn từ khía cạnh khác, thu ngân sách từ dầu thô năm 2015 chiếm 6% tổng thu, năm 2016 chỉ còn 5% (5,53 nghìn tỷ đồng), thấp hơn các sắc thuế cơ bản, do vậy, có thể nói, tác động là có nhưng không lớn.
Đồng thời, khi giá dầu thô giảm, nền kinh tế nhìn chung là có lợi, chỉ số giá thấp hơn, từ đó thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu thu, thúc đẩy hiệu quả hoạt động của khu vực doanh nghiệp để qua đó tăng thu bền vững hơn từ các tích lũy của nền kinh tế và từ doanh nghiệp.
Một thách thức nữa là hội nhập quốc tế, Việt Nam đã tham gia và đang thực hiện 10 Hiệp định thương mại tự do; năm 2016, 2 Hiệp định lớn là TPP và Việt Nam-EU cũng sẽ gây tác động lớn.
Nhìn ở mặt tích cực, hội nhập tạo cơ hội cho nền kinh tế, hỗ trợ mở rộng thị trường, thu hút đầu tư, nâng cao tính cạnh tranh. Theo Bộ Tài chính, công tác thu ngân sách có bị tác động trực tiếp do việc cắt giảm các dòng thuế nhập khẩu nhưng không đáng ngại vì nguồn thu này hiện nay chỉ chiếm 6,2% tổng thu.
“Với thách thức này, chúng tôi cũng đã, đang và sẽ đưa ra những giải pháp thiết thực để hỗ trợ sản xuất kinh doanh trong nước, thúc đẩy xuất khẩu, tăng cường cạnh tranh, mở rộng thị trường cho doanh nghiệp để nguồn tích lũy từ sản xuất sẽ bù đắp được tác động trực tiếp từ giảm thuế theo cam kết” – Thứ trưởng Bộ Tài chính khẳng định.