Empire777

Công nhân xí nghiệp may 2 - Tổng công ty May 10 nhận sổ BHXH.Mở rộng để đảm bảo quyền lợi cho người dinamo minsk vs

【dinamo minsk vs】Sửa Luật Lao động: Mở rộng diện bao phủ BHXH đến toàn bộ người có quan hệ lao động

may

Công nhân xí nghiệp may 2 - Tổng công ty May 10 nhận sổ BHXH.

Mở rộng để đảm bảo quyền lợi cho người lao động

Ông Được cho biết,ửaLuậtLaođộngMởrộngdiệnbaophủBHXHđếntoànbộngườicóquanhệlaođộdinamo minsk vs Bộ luật Lao động được coi là một trong những bộ luật gốc nên việc sửa đổi sẽ tác động đến hầu hết các luật chuyên ngành. Đối với Luật BHXH, việc sửa đổi Bộ luật Lao động lần này có vai trò đặc biệt quan trọng, tác động đến việc mở rộng vững chắc diện bao phủ về BHXH, hướng tới thực hiện BHXH toàn dân theo Nghị quyết 28/2018-NQ/TW về cải cách chính sách BHXH.

Hiện tại, số người tham gia BHXH khoảng 15,08 triệu người (BHXH bắt buộc 14,65 triệu người; BHXH tự nguyện 437 nghìn người). Theo ông Được, để mở rộng vững chắc diện bao phủ về BHXH, đặc biệt là BHXH bắt buộc thì ngay trong dự thảo Bộ luật Lao động sửa đổi lần này cần tạo bước đột phá trong nhận thức về đối tượng tham gia BHXH bắt buộc. Đó là mở rộng đến toàn bộ người có quan hệ lao động (có thuê mướn, sử dụng và trả lương), thay vì chỉ quy định áp dụng đối với người lao động có hợp đồng lao động (HĐLĐ) từ đủ 1 tháng trở lên như trong Luật BHXH hiện hành.

Lý giải điều này, ông Được cho rằng, thực tế hiện nay quan hệ lao động có thể được thông qua HĐLĐ, hoặc có thể thỏa thuận bằng văn bản, hoặc không bằng văn bản. Nếu cứ quy định phải có HĐLĐ mới thuộc đối tượng bắt buộc tham gia BHXH thì vừa không phát triển BHXH hết được số lao động, lại vừa tạo kẽ hở chính sách. Người lao động và chủ sử dụng lao động có thể “lách luật”, dừng ký HĐLĐ để chuyển sang thỏa thuận bằng hình thức khác để ngừng đóng BHXH. Khi đó, mục tiêu mở rộng vững chắc diện bao phủ về BHXH sẽ rất khó đạt được. Theo tính toán, nếu bổ sung quy định bắt buộc tham gia BHXH đối với toàn bộ người có quan hệ lao động thì dự kiến sẽ có khoảng 10 triệu người tham gia BHXH trong diện này, nâng tổng số lên 25 triệu người của cả nước tham gia BHXH bắt buộc.

Bên cạnh đó, khu vực không có quan hệ lao động (lao động tự sản xuất, kinh doanh không thuê mướn lao động và cũng không làm thuê cho chủ sử dụng lao động khác) cũng là khu vực có số lao động tương đối lớn. Việc chuyển đổi lao động giữa khu vực này với khu vực có quan hệ lao động diễn ra liên tục, vì vậy cần có quy định để đảm bảo quyền lợi BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT) cho người lao động. “Người lao động trong khu vực không có quan hệ lao động mà có việc làm và thu nhập ổn định, đang chấp hành nghĩa vụ nộp thuế theo quy định thì cần được bổ sung vào diện tham gia BHXH bắt buộc. Khi đó, theo tính toán, số lao động này sẽ làm gia tăng diện bao phủ BHXH thêm hàng triệu người”- ông Được khẳng định.

Thống nhất phương án tăng độ tuổi hưởng lương hưu

Cho ý kiến về dự thảo Bộ luật Lao động sửa đổi, từ góc độ người thực hiện chính sách, ông Được cũng cho rằng, để mở rộng vững chắc diện bao phủ về BHXH thì dự thảo cần làm rõ về vấn đề tiền lương làm căn cứ đóng BHXH, BHYT, BH thất nghiệp (TN). Theo đó, cần quy định thống nhất về mức đóng thấp nhất, mức đóng cao nhất đối với BHXH, BHYT, BHTN. Đồng thời, quy định tiền lương làm căn cứ đóng BHXH, BHYT, BHTN thấp nhất phải bằng 70% thu nhập thực tế của người lao động nhận được từ người sử dụng lao động và cao nhất không quá 20 lần mức lương tối thiểu vùng.

Bên cạnh đó, về tuổi nghỉ hưu, ông Được nhấn mạnh, trước hết cần nhận thức rằng, đây là quy định về “độ tuổi hưởng lương hưu” không phải “tuổi nghỉ hưu” để phân biệt với tuổi nghề và không đồng nhất tuổi nghề với tuổi hưởng lương hưu. Điều này là hoàn toàn phù hợp với thông lệ quốc tế.

Ông Được cho biết, BHXH Việt Nam thống nhất phương án tăng độ tuổi hưởng lương hưu đã nêu trong dự thảo Bộ luật Lao động sửa đổi. Ngoài quy định độ tuổi hưởng lương hưu, dự thảo cũng cần bổ sung quy định độ tuổi hưởng lương hưu xã hội cho phù hợp tương đồng (hiện nay đang quy định là 80 tuổi).

Cũng theo ông Được, việc tăng độ tuổi hưởng lương hưu cơ bản, quy định độ tuổi hưởng lương hưu xã hội sẽ kéo theo phải sửa hàng loạt các quy định trong Luật BHXH như: quy định giảm thời gian đóng BHXH tối thiểu để hưởng lương hưu (hiện nay đang quy định từ đủ 20 năm); cách tính tỷ lệ hưởng, tính mức lương hưu theo nguyên tắc đóng, hưởng, công bằng, bình đẳng, chia sẻ, bền vững; điều chỉnh lương hưu; quy định hạn chế hưởng BHXH một lần; hạn chế nghỉ hưu trước tuổi…

Tuy nhiên, việc sửa đổi các quy định theo hướng nêu trên cần sớm được điều chỉnh trong dự thảo Bộ luật Lao động sửa đổi nhằm đảm bảo quyền lợi về BHXH, BHYT cho người lao động, hướng tới thực hiện BHXH toàn dân theo Nghị quyết 28/2018-NQ/TW về cải cách chính sách BHXH.

Hà My

访客,请您发表评论:

网站分类
热门文章
友情链接

© 2025. sitemap