Mục tiêu tổng quát,ângcaođónggópcủakhoahọccôngnghệvàđổimớisángtạovàotăngtrưởngkinhtếkết quả tỷ số hàn quốc đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ (KH&CN); chú trọng hỗ trợ hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; tích cực, chủ động tiếp cận, vận dụng thành công những thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư vào sản xuất, kinh doanh và phục vụ đời sống, thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nâng cao năng suất lao động, hiệu quả kinh tế - xã hội và thu nhập của nhân dân, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh giai đoạn 2023 - 2025.
Cụ thể, nâng cao đóng góp của khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo vào tăng trưởng kinh tế thông qua các hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, hoạt động đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực quản trị, tổ chức thực hiện trong doanh nghiệp; Tăng đầu tư, đa dạng hóa và sử dụng hiệu quả các nguồn lực cho phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, phấn đấu đến năm 2025, đầu tư cho KH&CN đạt 1,2%-1,5% GRDP, trong đó đóng góp của xã hội cho nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ chiếm 60%-65% (Kế hoạch số 196/KH-UBND ngày 05/12/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh); Phấn đấu thực hiện đạt mục tiêu phát triển tài sản trí tuệ tỉnh Hưng Yên theo Quyết định số 1221/QĐ-UBND ngày 26/5/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh; phát triển thị trường KH&CN tỉnh Hưng Yên theo Quyết định số 2209/QĐ- UBND ngày 22/9/2021; phát triển doanh nghiệp KH&CN theo Quyết định số 1130/QĐ-UBND ngày 25/5/2022; hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Hưng Yên theo Kế hoạch số 142/KH-UBND ngày 16/9/2021; hỗ trợ tổ chức, doanh nghiệp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa theo Kế hoạch số 101/KH-UBND ngày 30/6/2021; thực hiện Kế hoạch số 197/KH-UBND ngày 05/12/2022 triển khai áp dụng và quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc trên địa bàn tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2022 - 2030; Đến năm 2025, nhân lực nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ trong khu vực nhà nước và ngoài khu vực nhà nước (quy đổi toàn thời gian) đạt 10 người/một vạn dân; trong đó chú trọng phát triển nhân lực trong khu vực doanh nghiệp.
Các nhiệm vụ chủ yếu, thứ nhất, hoạt động KH&CN phục vụ phát triển công nghiệp, doanh nghiệp: Chỉ đạo triển khai thực hiện có hiệu quả các nội dung trong Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
Tập trung chuyển giao, nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ, phát triển các sản phẩm công nghiệp có lợi thế của tỉnh; Tập trung nghiên cứu, phát triển, chuyển giao ứng dụng công nghệ hiện đại để tiến tới hình thành các ngành công nghiệp mới, công nghiệp có công nghệ cao, như: công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, các ngành tự động hóa; phát triển công nghiệp năng lượng sạch, công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp chế biến và sản xuất hàng tiêu dùng thân thiện với môi trường; Tiếp tục xây dựng và tổ chức thực hiện có hiệu quả các chương trình KH&CN hỗ trợ doanh nghiệp, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư nghiên cứu ứng dụng KH&CN, làm chủ và đưa công nghệ mới, kỹ thuật số vào sản xuất kinh doanh, áp dụng các giải pháp về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, hệ thống quản lý tiên tiến, công cụ cải tiến năng suất chất lượng và xác lập quyền sở hữu công nghiệp, phát triển tài sản trí tuệ, tạo ra sản phẩm có chất lượng, giá trị gia tăng cao.