【bảng xếp hạng fifa bóng đá thế giới】Giá gas hôm nay ngày 7/7/2023: Thị trường sôi động, sức mua tăng

Giá gas hôm nay ngày 4/7/2023: Giảm 0,ágashômnayngàyThịtrườngsôiđộngsứcmuatăbảng xếp hạng fifa bóng đá thế giới48%, nhu cầu vẫn ở mức thấp Giá gas hôm nay ngày 5/7/2023: Thị trường lại sắp nóng? Giá gas hôm nay ngày 6/7/2023: Thị trường thế giới bước vào chu kỳ tăng?

Theo FT, đang có một cuộc "chạy đua" giữa các tập đoàn năng lượng châu Âu và Trung Quốc để “chốt đơn” các lô hàng khí đốt tự nhiên hóa lỏng từ Mỹ, trong bối cảnh quốc gia này đang mạnh tay đầu tư vào một loạt dự án xuất khẩu. Đơn cử, TotalEnergies SE trong tháng trước đã lên kế hoạch xây dựng một cảng xuất khẩu LNG tại Mỹ.

Giá gas hôm nay ngày 7/7/2023: Cuộc "chạy đua" sôi động trên thị trường
Hệ thống đường ống khí đốt

Số lượng hợp đồng dài hạn ngày càng tăng được ký kết bởi người mua Trung Quốc, châu Âu giúp Mỹ mở rộng cơ sở hạ tầng xuất khẩu, tăng nguồn cung LNG trong 2-3 năm tới.

Nhu cầu của châu Âu đối với LNG đã tăng mạnh sau xung đột Ukraine. Các quốc gia thuộc "lục địa già" này đang tìm kiếm nguồn cung để thay thế khí đốt vận chuyển bằng đường ống từ Nga.

Trong vài tuần qua, nhà xuất khẩu LNG của Mỹ là Cheniere đã ký hợp hợp đồng 15 năm để cung cấp cho Equinor của Na Uy và một hợp đồng hơn 20 năm với ENN của Trung Quốc.

Trong khi đó, công ty Securing Energy for Europe (Sefe) của Đức đã ký hợp đồng 20 năm với Venture Global LNG của Mỹ để nhập khẩu 2,25 triệu tấn LNG mỗi năm từ dự án thứ ba của Venture Global, CP2 LNG.

Sefe, thuộc sở hữu hoàn toàn của chính phủ Đức, được thành lập vào năm ngoái sau khi Đức quốc hữu hóa một công ty con của tập đoàn năng lượng Nga Gazprom (Gazprom Germania). Gazprom Germania được đổi tên thành Securing Energy for Europe GmbH (Sefe), để đảm bảo cung cấp năng lượng cho Đức và châu Âu.

Còn TotalEnergies của Pháp đã mua cổ phần trị giá 219 triệu USD của một trạm vận chuyển ở Texas để vận chuyển LNG. Đó là chưa kể đến những giao dịch ổn định trước đây của các nhà xuất khẩu Mỹ với các công ty châu Âu, Trung Quốc trong vài năm qua.

Theo công ty tư vấn có trụ sở Na Uy Rystad Energy, Liên minh châu Âu (EU) có thể lấp đầy các cơ sở khí đốt tự nhiên dưới lòng đất trước thời hạn. Các kho dự trữ khí đốt của châu Âu đã đầy khoảng 76% tính đến ngày 25/6. “EU có khả năng đạt được mục tiêu lưu trữ 90% khí đốt trước thời hạn ngày 1/11” - nhà phân tích cấp cao tại Rystad - Lu Ming Pang nhận định.

EU đã đặt mục tiêu lấp đầy dự trữ khí đốt vào năm ngoái sau khi nguồn năng lượng nhập khẩu từ Nga sang khu vực này bị cắt giảm trong bối cảnh các nước phương Tây áp đặt lệnh trừng phạt liên quan đến cuộc xung đột ở Ukraine.

Nhập khẩu LNG của khối EU trong năm 2022 lên tới 170 tỉ m3. Một năm trước đó, lượng nhập khẩu là 108 tỉ m3. Để đáp ứng lượng nhập khẩu này, khối 27 thành viên đã phải xây các cảng nhập LNG.

Ông Nick Wayth - Giám đốc điều hành Energy Institute - đơn vị có trụ sở tại London ( Anh) cho biết, xung đột Nga - Ukraina đã làm đảo lộn “những giả định về nguồn cung trên toàn thế giới”.

Những thay đổi này đã dẫn tới cuộc khủng hoảng giá cả và áp lực chi phí sinh hoạt sâu sắc với nhiều nền kinh tế. Theo Energy Institute, Na Uy hiện là nhà cung cấp khí đốt lớn nhất cho EU.

Tại thị trường trong nước, từ ngày 1/7/2023, giá gas tiếp tục giảm tháng thứ hai liên tiếp. Theo đó, mỗi bình gas loại 12 kg đến tay người tiêu dùng sẽ giảm tiếp khoảng 18.000 - 18.500 đồng, tùy thương hiệu.

Cụ thể, giá gas bình Petrolimex bán lẻ (đã bao gồm thuế giá trị gia tăng) tháng 7/2023 tại thị trường Hà Nội là 353.800 đồng/bình dân dụng 12 kg; 1.415.000 đồng/bình công nghiệp 48 kg, lần lượt giảm 17.800 đồng/bình 12 kg và 71.300 đồng/bình 48 kg (đã bao gồm thuế giá trị gia tăng).

Công ty Cổ phần Kinh doanh Khí Miền Nam (Gas South) thông báo từ ngày 1/7, giá gas bán lẻ các nhãn hiệu của công ty giảm 1.500 đồng/kg so với tháng trước (đã bao gồm thuế giá trị gia tăng), tương đương giảm 18.000 đồng/bình 12kg và giảm 67.500 đồng/bình 45kg. Như vậy, trong tháng 7/2023, giá bán lẻ gas của công ty này là 304.900 đồng/bình 12kg và 1.142.485 đồng/bình 45kg

Tương tự, Công ty Cổ phần Kinh doanh LPG Việt Nam - Chi nhánh miền Nam cũng cho hay, kể từ ngày 1/7, giá gas của thương hiệu này giảm 18.000 đồng/bình 12kg và 67.500 đồng/bình 45kg so với tháng trước.

Công ty TNHH Một thành viên Dầu khí Sài Gòn (Saigon Petro) từ ngày 1/7 cũng giảm 18.500 đồng/bình 12kg. Như vậy, giá gas bán lẻ đến người tiêu dùng của thương hiệu này là 347.000 đồng/bình 12kg.

Công ty Cổ phần Thương mại Dầu khí Thái Bình Dương cho biết, từ ngày 1/7, giá gas của công ty này giảm 18.000 đồng/bình 12kg và 75.000 đồng/bình 50kg. Theo đó, giá bán lẻ đến tay người tiêu dùng của thương hiệu này tối đa là 385.000 đồng/bình 12kg và 1.603.000 đồng/bình 50kg.

Thương hiệu gas City Petro cũng thông báo mức giảm 18.000 đồng/bình 12 kg. Theo đó, giá bán lẻ đến tay người tiêu dùng ở mức 385.000 đồng/bình 12 kg; 1.443.500 đồng/bình 45 kg...

Giá gas bán lẻ tháng 7/2023 giảm là do hợp đồng giá gas thế giới bình quân tháng 7/2023 ở mức 387,5 USD/tấn, giảm 57,5 USD/tấn so với tháng 6/2023. Vì vậy, các doanh nghiệp kinh doanh gas trong nước cũng điều chỉnh giảm theo. Trước đó, vào tháng 6/2023, giá gas đã có 1 lần giảm mạnh ở mức 35.000 đồng/bình 12 kg cùng với lý do giá gas thế giới giảm.

Như vậy, tính từ đầu năm đến nay, giá gas trong nước có 5 lần giảm (tháng 1, tháng 3, tháng 4, tháng 6 và tháng 7) và hai lần tăng vào tháng 2 và tháng 5 vừa qua. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, xu hướng giá gas có thể đổi chiều trong các tháng cuối năm do chuẩn bị nhiên liệu cho mùa đông cũng như dịp lễ hội cuối năm.