【bảng thi đấu bóng đá】Phát triển bảo hiểm y tế học sinh sinh viên: Từ "bắt buộc" trở thành “tự giác”
Bộ trưởng Bộ Y tế yêu cầu ngăn chặn trục lợi quỹ bảo hiểm y tế | |
Phát triển Bảo hiểm y tế học sinh,áttriểnbảohiểmytếhọcsinhsinhviênTừquotbắtbuộcquottrởthànhtựgiábảng thi đấu bóng đá sinh viên: Vì sao còn khó? | |
Đốc thu, giảm nợ Bảo hiểm xã hội | |
Công khai, cắt giảm thủ tục: Bệ phóng cải cách thủ tục hành chính về Bảo hiểm y tế |
HSSV luôn được xác định là nhóm đối tượng trọng tâm cần sớm đạt tỷ lệ tham gia 100%. Vậy đến nay, nhiệm vụ này đã thực hiện được đến đâu, thưa ông?
Phải khẳng định rằng, việc phát triển BHYT HSSV những năm vừa qua đã có sự tiến bộ vượt bậc. Điều đó thể hiện trước hết ở nhận thức của những người làm công tác BHYT cho HSSV là cơ quan BHXH đến các cơ sở giáo dục và đặc biệt là nhận thức của các bậc phụ huynh… đã được nâng cao. Tất cả các bên liên quan đều ý thức sâu sắc BHYT là quyền lợi gắn bó thiết thực với quyền lợi trẻ em và đã không còn xuất hiện sự “lựa chọn ngược”.
Chúng ta biết rằng, trước đây có những phụ huynh vì con mắc bệnh trọng, cần điều trị với chi phí lớn đã sẵn sàng bỏ tiền ra mua BHYT cho cả lớp, mục tiêu là để con mình được hưởng chế độ BHYT. Hiện nay, vấn đề này đã được khắc phục, nhận thức của cha mẹ các em đã được nâng lên, đã chủ động tham gia BHYT cho con em mình ngay từ khi còn khỏe mạnh.
Bên cạnh đó, một sự cải thiện khác là trước đây không ít người có điều kiện khá giả không muốn tham gia BHYT HSSV, thích bỏ tiền túi để thanh toán viện phí hoặc chỉ mua BHYT thương mại, thì bây giờ tư duy đó đã thay đổi. Các gia đình đã tích cực tham gia liên tục BHYT cho HSSV do nhà nước tổ chức thực hiện.
Đối với HSSV, công tác giáo dục của các nhà trường cũng nâng cao tầm hiểu biết của các em. HS ngay từ bậc học phổ thông đã có ý thức về thông báo cho bố mẹ về việc tham gia BHYT HS như một trách nhiệm chia sẻ cộng đồng.
Với nhà trường, các cán bộ quản lý, giáo viên cũng có sự thay đổi quan điểm về trách nhiệm phát triển BHYT HSSV trong đơn vị trường, lớp. Trước đây, nhiều người cho rằng đó là nhiệm vụ được Bộ GD-ĐT, Sở GD-ĐT, Phòng GD giao nên chỉ “nhân tiện” những buổi họp đầu năm học thì thông tin để ai muốn tham gia thì tham gia. Khi nhận thức thay đổi, nhà trường, các thầy cô giáo đã vận động HSSV tham gia BHYT một cách bài bản hơn, có sự giải thích, thuyết phục... để yêu cầu "bắt buộc" trở thành ý thức tự giác của HS, sự đồng tình của phụ huynh.
Dù BHYT HSSV là bắt buộc nhưng hiện vẫn còn khoảng 6% HSSV chưa tham gia BHYT? Nguyên nhân do đâu, thưa ông?
Hiện nay vẫn còn tỷ lệ nhỏ SV các trường trung cấp, CĐ, ĐH từ năm thứ hai trở lên chưa tham gia BHYT. Ở độ tuổi này, với tâm lý chủ quan về sức khỏe nên nhiều em chưa nhận thức được việc tham gia BHYT là rất cần thiết cho chính mình và cộng đồng, không thực hiện nguyên lý là bảo hiểm khi trẻ khỏe để thụ hưởng khi ốm đau bệnh tật. Đây là điều mà chúng tôi đang suy nghĩ và trăn trở để tìm giải pháp, bởi HSSV là một trong các nhóm đối tượng có mục tiêu phấn đấu phải đạt nhanh tỷ lệ bao phủ 100% theo chỉ đạo của Đảng, Nhà nước.
Ngoài ra, “khoảng trống” này còn có lý do là HSSV ngoài tham gia tại nhà trường còn có thể tham gia theo các nhóm đối tượng khác như hộ gia đình, đối tượng nghèo, cận nghèo, thân nhân lực lượng vũ trang… nên có thể chưa được thống kê vào nhóm BHYT HSSV.
Theo ông, đâu là những “rào cản” khiến chúng ta chưa thể đạt mục tiêu bao phủ BHYT 100% đối với nhóm HSSV?
Khó khăn hiện nay trước hết là điều kiện y tế trường học, nhân lực dành cho CSSKBĐ tại trường học vẫn còn hạn chế. Theo quy định, mỗi cơ sở giáo dục phải có tối thiểu 1 cán bộ y tế có đủ chứng chỉ hành nghề KCB nhưng khá nhiều trường không đạt được và đó là rào cản khiến cơ quan BHXH không đủ cơ sở để cấp nguồn kinh phí CSSKBĐ cho trường học. Điều này có phần làm giảm sức hấp dẫn, tác động đến nhận thức của một bộ phận cán bộ quản lý giáo dục, đến cha mẹ học sinh, khiến có lúc, có nơi tỷ lệ tham gia BHYT HSSV giảm.
Hạn chế thứ hai là HSSV có thể thuộc nhiều nhóm đối tượng khác nhau, ví dụ như hộ gia đình, cận nghèo, nghèo... Do đó, có những trường hợp do các đơn vị liên quan đề nghị cấp thẻ BHYT còn chậm trễ theo các nhóm đối tượng trên.
Thực tế, sự không đồng đều về cơ sở vật chất, nhân lực, trình độ của y tế cơ sở tại các vùng miền, địa phương có thể lúc không đáp ứng được nhu cầu chăm sóc, tạo nên rào cản. Điều này cần sự chung lưng đấu cật của các cơ quan liên quan để tăng khả năng tiếp cận dịch vụ y tế cho người dân.
Chúng ta cần có những điều kiện gì để thực hiện tốt hơn nữa công tác BHYT HSSV, đảm bảo phát triển cả số lượng cũng như tính bền vững qua các năm, thưa ông?
Trước hết, chúng ta phải giữ vững và nâng cao nhận thức của các nhà quản lý, người dân nói chung, các bậc cha mẹ nói riêng về ý thức trách nhiệm cũng như lợi ích khi tham gia BHYT để tham gia thường xuyên. Nâng cao nhận thức có thể qua tuyên truyền, qua việc hiện thực hóa, hành động thiết thực của các cơ quan có liên quan... Đến lúc nào đó cần đưa chương trình giáo dục về an sinh xã hội nói chung, BHXH, BHYT nói riêng vào chương trình giáo dục trong nhà trường. Giáo dục tuyên truyền để nâng cao nhận thức cho các em là điều hết sức quan trọng.
Bên cạnh đó, phải hướng tới sự hài lòng của người bệnh, của các nhóm đối tượng tham gia BHYT khi KCB tại các cơ sở y tế, trong đó có HSSV. Tại nhà trường, các cơ quan quản lý nhà nước phải tiếp tục hoàn thiện hệ thống quy định, trong đó xác định cụ thể các điều kiện khả thi, hướng dẫn cụ thể việc tổ chức thực hiện… để nguồn kinh phí được trích từ quỹ BHYT đảm bảo tốt hơn nữa công tác CSSKBĐ cho các em trong thời gian học tập tại trường.
Về phần mình, ngoài việc phối hợp chặt chẽ với các cơ quan liên quan, ngành BHXH cần nâng cao hơn nữa trách nhiệm của cơ quan thực hiện chính sách thông qua cải cách hành chính, chuyển mạnh sang tinh thần phục vụ; đẩy mạnh tuyên truyền qua nhiều hình thức để nâng cao nhận thức của các cơ quan, tổ chức liên quan, các cơ sở giáo dục, thầy cô giáo cũng như nhận thức của các em HSSV cùng các bậc phụ huynh… về chính sách này, để tất cả mọi người trong xã hội đều hiểu rằng việc thực hiện chính sách, tham gia BHYT không chỉ là trách nhiệm đối với cá nhân mà còn là trách nhiệm của mỗi cá nhân đối với cộng đồng, với xã hội.
Xin cảm ơn ông!