Empire777

Giữ CPI dưới 4% là rất khó khănThay đổi các kịch bản do giá xăng dầu tăng caoTheo báo cáo của Bộ Tài kết quả giải serie b brazil

【kết quả giải serie b brazil】“Thế khó” với kiểm soát lạm phát

Giữ CPI dưới 4% là rất khó khăn

Thay đổi các kịch bản do giá xăng dầu tăng cao

Theếkhóvớikiểmsoátlạmphákết quả giải serie b brazilo báo cáo của Bộ Tài chính, thời gian qua tại nhiều nước, lạm phát đang tăng rất cao, cá biệt như Mỹ tháng 5/2022 tăng 8,5%. Nhiều nước đã lựa chọn điều chỉnh chính sách tài khóa - tiền tệ theo hướng thắt chặt hơn nhằm kiểm soát lạm phát. Trong bối cảnh giá các mặt hàng nhiên liệu và vật tư chiến lược thế giới tăng cao, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng - Trưởng ban Chỉ đạo điều hành giá đã chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương thực hiện đồng bộ các giải pháp, hạn chế những biến động của mặt bằng giá gây tác động tiêu cực đến phát triển kinh tế - xã hội, hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống nhân dân.

Đến nay, mặt bằng giá vẫn cơ bản được kiểm soát, CPI (chỉ số hàng tiêu dùng) tháng 5/2022 tăng 0,38% so với tháng trước, tăng 2,86% so với tháng 5/2021. Bình quân 5 tháng đầu năm 2022, CPI tăng 2,25% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn mức tăng 1,29% của 5 tháng đầu năm 2021, nhưng thấp hơn mức tăng của 5 tháng đầu năm 2017 - 2020. Lạm phát cơ bản 5 tháng đầu năm 2022 tăng 1,1% so với cùng kỳ năm 2021.

Nguồn: Tổng cục Thống kê.
Nguồn: Tổng cục Thống kê.

CPI tăng chủ yếu do ảnh hưởng từ giá xăng dầu, LPG (khí đốt hóa lỏng) tăng theo giá thế giới, giá vật liệu xây dựng tăng theo giá nguyên nhiên vật liệu đầu vào, giá gạo trong nước tăng theo giá gạo xuất khẩu, nhu cầu ăn uống, đi lại, du lịch hồi phục trở lại khi dịch Covid-19 được kiểm soát.

Qua thống kê, tính đến ngày 13/6/2022 đã có 15 kỳ điều hành giá xăng dầu. Tính đến thời điểm đầu tháng 6/2022, giá xăng dầu trong nước đã tăng tương đương từ 27,74% - 47,89%. Tốc độ tăng giá này thấp hơn thế giới, với biến động tăng từ 77,11 - 103,72% so với cùng kỳ năm 2021. Việc giá xăng dầu tăng cao đã làm thay đổi các kịch bản dự báo trước đó. Tuy nhiên, cơ quan quản lý không bị động trong điều hành mà đã lên các phương án phù hợp, cùng với các giải pháp thuế phí, quỹ bình ổn giá và đảm bảo nguồn cung, để bình ổn thị trường những tháng đầu năm.

Đáng mừng là ở chiều ngược lại, giá các mặt hàng thực phẩm giảm trong đó có thịt lợn. Giá bán nhiều hàng hóa, dịch vụ được điều chỉnh giảm do tác động giảm thuế giá trị gia tăng, giảm thuế bảo vệ môi trường đối với nhiên liệu bay, thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu. Về cơ bản, nguồn cung các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu trong nước vẫn dồi dào đã góp phần quan trọng trong kiểm soát mặt bằng giá thời gian qua.

Tuy nhiên, trước những diễn biến giá cả hàng hóa, nguyên vật liệu trên thế giới tiếp tục tăng, tạo áp lực rất lớn đến chi phí sản xuất, nguồn cung, nên công tác quản lý điều hành giá dự báo sẽ có nhiều áp lực.

CPI mỗi tháng còn dư địa tăng khoảng 0,7%

Dư địa kiểm soát lạm phát, theo ước tính của Bộ Tài chính, nếu giả định CPI các tháng còn lại tăng đều một tỷ lệ như nhau so với tháng trước thì trong 7 tháng còn lại của năm 2022, CPI mỗi tháng còn dư địa tăng khoảng 0,7% để đảm bảo mục tiêu kiểm soát lạm phát khoảng 4%.

Chưa đến kỳ họp hàng quý của Ban Chỉ đạo điều hành giá, nhưng Ban Chỉ đạo đã có cuộc họp khẩn dưới sự chủ trì của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái - Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá để nhận định và lên phương án kiểm soát giá cả nhiều hàng hóa, dịch vụ thiết yếu.

Không tăng giá dịch vụ y tế, giáo dục

Tại cuộc họp của Ban Chỉ đạo điều hành giá chiều 13/6, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Ngọc Thưởng cho biết, bộ này nhất trí với giải pháp của Bộ Tài chính, tiếp tục giữ nguyên, không tăng giá dịch vụ giáo dục năm học 2022 - 2023 trong bối cảnh nhiều mặt hàng tăng giá.

Đại diện Bộ Y tế cũng cho biết, cơ bản giữ nguyên giá dịch vụ y tế, không đề xuất điều chỉnh tăng trong thời gian này.

Phó Thủ tướng nhận định, 5 tháng đầu năm áp lực lạm phát rất lớn. Tuy nhiên, với việc triển khai nhiều giải pháp tích cực, hiệu quả, lạm phát đã được kiểm soát theo mục tiêu đề ra. Song theo Phó Thủ tướng, thời gian tới, áp lực còn cao hơn nữa, nên không được chủ quan, lơ là trong điều hành. Đặc biệt, giá xăng dầu tiếp tục gia tăng, tác động tới nhiều dịch vụ, hàng hóa thiết yếu khác. Do đó, công tác điều hành giá của Chính phủ từ nay đến cuối năm hết sức khó khăn, đòi hỏi các bộ, ngành, địa phương phải có giải pháp kịp thời, phù hợp và tham mưu cho Chính phủ.

Phó Thủ tướng đề nghị các bộ, ngành, địa phương cần căn cứ vào các thông báo, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ để triển khai các giải pháp quyết liệt, sát tình hình thực tế, tăng cường kiểm tra, kiểm soát mặt bằng giá thị trường theo mục tiêu đề ra. “Khi có dấu hiệu bất thường, phải kiểm tra yếu tố hình thành giá và xử lý theo quy định của pháp luật. Phải sử dụng công cụ này để quản lý, điều hành giá cho hiệu quả” - Phó Thủ tướng đề nghị.

Đồng thời, các bộ, ngành, địa phương cần tiếp tục chú trọng công tác thông tin, tuyên truyền, công khai minh bạch thông tin về giá để kiểm soát lạm phát kỳ vọng; hạn chế những thông tin thất thiệt gây hoang mang cho người tiêu dùng gây bất ổn thị trường.

Đối với các hàng hóa, dịch vụ do nhà nước định giá trước mắt chưa xem xét điều chỉnh giá, tiếp tục giữ ổn định giá để đảm bảo công tác kiểm soát lạm phát chung, cũng như góp phần hỗ trợ cho doanh nghiệp, người dân, việc điều chỉnh các mặt hàng theo lộ trình phải được đánh giá kỹ những tác động đến CPI để bảo đảm dư địa cho việc kiểm soát lạm phát cả năm.

* Đại biểu Quốc hội Trần Hoàng Ngân:

Phải kìm đà tăng của mặt bằng giá mới khi có cơ hội

“Thế khó” với kiểm soát lạm phát
Ông Trần Hoàng Ngân

Trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp tác động nghiêm trọng cả về y tế, kinh tế - xã hội, tuy nhiên, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quyết tâm và nỗ lực lớn của cả hệ thống chính trị, sự đồng lòng của nhân dân, chúng ta đã vượt qua khó khăn, thách thức, đạt được nhiều kết quả, thành tích quan trọng với tốc độ tăng trưởng đạt khá, kinh tế vĩ mô tiếp tục duy trì ổn định, lạm phát được kiểm soát.

Tuy nhiên trước diễn biến tình hình kinh tế - chính trị thế giới trở nên phức tạp, xung đột Nga - Ukraine và những biện pháp trừng phạt tác động tiêu cực tới kinh tế toàn cầu; trực tiếp là giá nhiên liệu, năng lượng, lương thực, kéo theo lạm phát toàn cầu có xu hướng tăng cao. Tại Mỹ, lạm phát lên đến 8,5% cao gấp 4 lần lạm phát mục tiêu; hay tại châu Âu, lạm phát ở mức cao nhất trong vòng 30 năm qua.

Trong bối cảnh đó, nước ta khi đang có cơ hội để kìm tốc độ tăng của lạm phát thì phải sử dụng. Áp lực lạm phát vẫn là rất lớn do sự leo thang của giá cả thế giới, có thể đẩy chi phí sản xuất lên, chúng ta cần phải hết sức cảnh giác, nhanh nhạy trước những áp lực giá mới. Do đó, tôi cho rằng, Quốc hội, Chính phủ cần tiếp tục tính đến các giải pháp về thuế để kìm đà tăng của giá xăng dầu; đồng thời thực hiện đồng bộ, chặt chẽ, hài hòa chính sách tài khóa và tiền tệ, giúp cho điều hành kinh tế vĩ mô ổn định và kiểm soát lạm phát.

* Bà Nguyễn Thị Hương - Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê:

Lưu ý điều hành giá 8 nhóm hàng có quyền số cao trong CPI

“Thế khó” với kiểm soát lạm phát
Bà Nguyễn Thị Hương

Tổng cục Thống kê đã lên các kịch bản ứng phó với từng diễn biến tăng của giá xăng dầu.

Hiện có 8 nhóm tác động lớn đến sản xuất vào tiêu dùng: xăng dầu; lương thực, thực phẩm; giá điện; giá dịch vụ giáo dục; dịch vụ y tế…

Đối với giá dịch vụ giáo dục, hiện nay, do ảnh hưởng của dịch bệnh nên vẫn còn hỗ trợ. Vấn đề đặt ra là khi không còn được nhà nước hỗ trợ, phải có giải pháp để các tỉnh, thành phố không đồng thời tăng giá dịch vụ giáo dục. Diễn biến của nhóm hàng hóa, dịch vụ này tăng sẽ tác động đến chỉ số giá tiêu dùng. Do đó, các mặt hàng phải xem xét, cân nhắc để không tăng trong cùng một thời điểm, không để ảnh hưởng đến đời sống của người dân. Giá giá sách giáo khoa chiếm tỷ trọng rất thấp, chỉ 0,3% CPI và hiện nay giá sách cũng có thể xem xét tăng thêm nhưng cần cụ thể về lộ trình.

Ngoài ra, việc kiểm soát các nhóm sản phẩm ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống người dân phải đặc biệt quan tâm. Các tỉnh, thành phố phối hợp với trung ương trong điều hành. Đồng thời phải tăng cường tự chủ các nhóm hàng hóa nguyên liệu đầu vào mà chúng ta chưa tự chủ được.

* Chuyên gia kinh tế Cấn Văn Lực:

Dự báo lạm phát năm 2022 có thể ở mức 3,8 - 4,2%

“Thế khó” với kiểm soát lạm phát
Ông Cấn Văn Lực

Năm nay lạm phát toàn cầu, giá cả nguyên vật liệu, xăng dầu, chi phí dịch vụ và nhiều chi phí khác đã và đang tăng lên. Là nền kinh tế mở nên Việt Nam cũng “nhập khẩu” lạm phát. Dự đoán lạm phát năm 2022 có thể ở mức từ 3,8 – 4,2%.

Theo tính toán của Tổng cục Thống kê, giá xăng dầu tăng 10% sẽ làm lạm phát tăng 0,36 điểm phần trăm và GDP giảm 0,5% điểm phần trăm. Lạm phát gia tăng không chỉ khiến giá cả chi phí đầu vào tăng mà còn ảnh hưởng tới “sức khỏe” của doanh nghiệp.

Thời gian tới, Chính phủ cần có nhiều giải pháp căn cơ hơn để kìm hãm tăng giá xăng dầu - là đầu vào của nền kinh tế. Không nên để giá xăng dầu theo đúng nhịp giá thế giới, không để nền kinh tế bị tổn thương quá lớn do lạm phát.

Thời gian tới, dự báo tình hình địa chính trị vẫn phức tạp, đặc biệt là xung đột Nga – Ukraine khiến giá dầu, giá vàng, giá chứng khoán biến động mạnh và khó đoán hơn; giá cả, lạm phát còn tăng. Bên cạnh đó, nền kinh tế vẫn còn một số điểm thách thức, khó khăn như: sức cầu vẫn rất yếu, bán lẻ tiêu dùng tăng thấp, doanh nghiệp ở các lĩnh vực khác nhau vẫn còn khó khăn như du lịch, giao thông vận tải, một số phân khúc của bán lẻ.

Các dự báo gần đây đều cho rằng, kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng khoảng 6 - 7%, lạm phát khoảng 4%. Tuy nhiên mức dự báo thận trọng hơn, kinh tế có thể chỉ đạt 4,5 - 5% và lạm phát ở kịch bản xấu nhất có thể ở mức 4,2 - 4,5%, thậm chí cao hơn, do đó, chúng ta không thể chủ quan trước lạm phát.

访客,请您发表评论:

网站分类
热门文章
友情链接

© 2025. sitemap