Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cho biết,ệtNamchủđộngcótráchnhiệmtronghộinhậpquốctếty so cup c1 việc phê chuẩn Nghị định thư sửa đổi thể hiện rõ Việt Nam hoàn toàn chủ động, tích cực và là thành viên có trách nhiệm trong hội nhập quốc tế theo đúng chủ trương của Đảng và Nhà nước.
Hiệp định Tạo thuận lợi Thương mại (Hiệp định TF) đặt ra các tiêu chuẩn thuận lợi hóa thương mại rõ ràng, thống nhất, toàn diện theo các chuẩn mực quốc tế, do đó khi thực hiện sẽ tạo điều kiện thuận lợi để triển khai các Hiệp định thương mại tự do (FTA) mà Việt Nam đang và sẽ thực hiện như Hiệp định thương mại tự do ASEAN (AFTA), Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình dương (TPP), Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh kinh tế Á - Âu (VCU), Hiệp định đối tác toàn diện khu vực (RCEP)...
Nghị định thư sửa đổi được phê chuẩn kịp thời sẽ là cơ hội tốt nhất cho Việt Nam thông báo với WTO, với mọi thành viên và các đối tác hỗ trợ tại Hội nghị Bộ Trưởng WTO lần thứ 10 được tổ chức tại Nairobi – Kenya vào tháng 12/2015.
Trong báo cáo thẩm tra, Chủ nhiệm Ủy ban đối ngoại của Quốc hội Trần Văn Hằng cho biết, Nghị định thư sửa đổi và Hiệp định TF không có điều khoản nào trái với quy định của pháp luật hiện hành và việc thực hiện Hiệp định cũng không đặt ra yêu cầu phải bãi bỏ hay ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Các lợi ích cơ bản
Việc phê chuẩn Nghị định thư sửa đổi phù hợp với đường lối và chính sách của Đảng và Nhà nước ta trong việc tích cực, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, tăng cường hợp tác quốc tế, góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trong khu vực và quốc tế, đặc biệt là việc thành lập Cộng đồng kinh tế ASEAN vào cuối năm 2015.
Đặc biệt, về kinh tế xã hội, Hiệp định TF sẽ thúc đẩy và tạo thuận lợi cho hoạt động vận chuyển, thông quan, giải phóng hàng hóa xuất nhập khẩu, quá cảnh tại các cửa khẩu, các biện pháp hỗ trợ kỹ thuật cho các nước đang và kém phát triển cũng như các biện pháp hợp tác giữa hải quan các nước, mang lại lợi ích chung cho tất cả các nước nước thành viên WTO.
Hơn nữa, việc phê chuẩn và triển khai Hiệp định góp phần đẩy mạnh tiến trình thực hiện cải cách thể chế và cải cách hành chính đặc biệt trong lĩnh vực quản lý nhà nước về hải quan theo tiêu chuẩn quốc tế. Trong toàn bộ quá trình đàm phán Hiệp định TF, Chính phủ đã lấy ý kiến của cộng đồng doanh nghiệp về các nội dung, mức độ cam kết trong Hiệp định và cơ bản các doanh nghiệp đều đánh giá Hiệp định sẽ tạo thuận lợi cho hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu.
Về pháp luật, đa số các nghĩa vụ cam kết trong Hiệp định TF được xây dựng dựa trên Công ước quốc tế về đơn giản hóa và hài hòa hóa thủ tục hải quan sửa đổi (Công ước Kyoto sửa đổi), do đó, hầu hết các cam kết trong Hiệp định TF đã được nội luật hóa trong hệ thống pháp luật của Việt Nam.
Một số vấn đề đặt ra với Việt Nam
Tuy nhiên, về cơ chế quản lý và phối hợp, Hải quan Việt Nam phải giải quyết giữa yêu cầu tạo thuận lợi thương mại và yêu cầu phối hợp các lực lượng để quản lý hiệu quả công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, quản lý tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa, vệ sinh an toàn thực phẩm của hàng hóa nhập khẩu.
Do vậy, cơ chế phối hợp, cơ chế trách nhiệm giữa các đơn vị, giữa các bộ, ngành, địa phương tham gia quản lý hoạt động xuất nhập khẩu phải được cải thiện hơn nữa.
Về mặt pháp luật, cơ bản các nhóm nghĩa vụ trong Hiệp định TF đã được quy định trong pháp luật Việt Nam.
Tuy nhiên, còn hai điểm cần được thể hiện rõ, cụ thể hơn trong pháp luật Việt Nam đó là: Người thực hiện quyết định hành chính về hải quan được quyền yêu cầu Cơ quan Hải quan cung cấp cơ sở pháp lý và thực tiễn của quyết định hành chính này; việc kiểm tra tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm, đồ uống, thức ăn chăn nuôi tại cửa khẩu cần phải được thực hiện theo nguyên tắc quản lý rủi ro và phải thông báo công khai./.
Nội dung của Hiệp định TF: Hiệp định TF bao gồm 3 phần chính với 24 điều. Phần I: Quy định về các biện pháp kỹ thuật, tập trung chủ yếu vào 4 nội dung chính:Tiếp cận thông tin và tính minh bạch; Quản lý các quy định pháp lý liên quan đến thương mại; Thông quan hải quan; Quá cảnh thương mại. Phần II: Các điều khoản về đối xử đặc biệt và khác biệt đối với các quốc gia Thành viên đang phát triển và kém phát triển trong đó có vấn đề hỗ trợ kỹ thuật cho các Thành viên đang và kém phát triển để thực hiện các cam kết của Hiệp định. Nhóm A là cam kết thực hiện ngay khi Hiệp định TF có hiệu lực; Nhóm B là các cam kết thực hiện sau một thời gian chuẩn bị; Nhóm C là các cam kết thực hiện sau một thời gian chuẩn bị và có sự hỗ trợ kỹ thuật. Phần III: Các thỏa thuận thể chế và điều khoản cuối cùng. Thỏa thuận về thể chế quy định về việc thành lập Ủy ban Tạo thuận lợi Thương mại trong WTO cũng như thành lập một Ủy ban Tạo thuận lợi Thương mại quốc gia. Các điều khoản cuối quy định cụ thể về hiệu lực của Hiệp định TF, nghĩa vụ của các nước Thành viên khi thực hiện Hiệp định TF, tính pháp lý của danh sách cam kết Nhóm A, B, C; việc bảo lưu cũng như quy định về giải quyết tranh chấp phát sinh. |
Đức Minh