【ti lê cuoc】Thi tuyển lãnh đạo: Chủ yếu người trong quy hoạch, còn tâm lý ngại rớt

Bộ trưởng Nội vụ Lê Vĩnh Tân đánh giá,ểnlãnhđạoChủyếungườitrongquyhoạchcòntâmlýngạirớti lê cuoc việc thi tuyển chức danh lãnh đạo, quản lý trong thời gian qua đã tạo sân chơi bình đẳng, môi trường thuận lợi cho mọi cán bộ thể hiện tài, đức, có điều kiện thuận lợi cống hiến trí tuệ, sức lực cho đất nước.

{ keywords}
Bộ trưởng Nội vụ Lê Vĩnh Tân

Tuy nhiên, ông nêu thực tế, việc thí điểm thi tuyển lãnh đạo chưa thu hút đông đảo cán bộ, công chức tham gia, chủ yếu là những người trong quy hoạch (đối tượng bắt buộc phải dự thi).

Xóa bỏ tư duy “sống lâu lên lão làng”

Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Ban Tổ chức TƯ Dương Minh Đức cho hay, từ 2017 đến nay, Ban đã tổ chức thi tuyển và bổ nhiệm chức danh 3 vụ trưởng, 3 trưởng phòng, 3 phó tổng biên tập tạp chí Xây dựng Đảng.

Theo ông, việc thực hiện thi tuyển lãnh đạo đã trở thành hoạt động thường xuyên, góp phần quan trọng để đổi mới việc bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo, quản lý của Ban Tổ chức TƯ. Hiện Ban tiếp tục chuẩn bị tổ chức thi tuyển ở các cục, vụ, viện.

Chia sẻ kinh nghiệm của đơn vị đi đầu, ông Đức cho biết, Ban Tổ chức TƯ xây dựng quy trình thi tuyển theo 7 bước.

Việc tổ chức phải thực hiện công khai, minh bạch, có những ràng buộc bằng quy chế. Ví dụ như thành viên hội đồng nào chấm điểm cao hoặc thấp hơn 20% điểm trung bình cộng sẽ không được sử dụng, hội đồng thi được thành lập sát nút kỳ thi để tránh các ứng viên gặp gỡ.

{ keywords}
Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Ban Tổ chức TƯ Dương Minh Đức

Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ GTVT Đặng Văn Lâm cho biết từ tháng 4/2014  - 6/2015, Bộ tổ chức thành công 10 kỳ thi, qua đó đã bổ nhiệm 10 lãnh đạo cấp trưởng.

Trong đó, năm 2014 thi tuyển 5 chức danh: Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa và Vụ trưởng các vụ: Vận tải, An toàn giao thông, Quản lý DN.

Năm 2015 thi tuyển Tổng giám đốc Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam, Cục trưởng Cục Đường sắt Việt Nam và 3 chức danh cấp trưởng đơn vị sự nghiệp.

Tuy nhiên, tâm lý của nhiều anh em ngại thi tuyển, nếu không đạt sẽ ảnh hưởng đến uy tín của họ ở vị trí cũ hoặc công tác quy hoạch sau này. Vì vậy số thí sinh dự thi còn ít.

Phó trưởng Ban Tổ chức TƯ Mai Văn Chính chia sẻ kinh nghiệm của Ban là khuyến khích cán bộ, công chức đi thi như là một vinh dự. “Thi thì phải có người trúng, người không, đó là chuyện bình thường. Chúng tôi khuyến khích những ai tham gia thi được khen, không đi thi bị đánh giá không bản lĩnh”, ông Chính nói.

Đại diện Bộ Tài chính cũng cho rằng, việc đổi mới cách thức tuyển chọn lãnh đạo cấp phòng tạo điều kiện cho cán bộ trẻ có cơ hội phấn đấu. Đặc biệt là xóa bỏ tư duy “sống lâu lên lão làng”, tạo động lực và nhiệt huyết cho công chức khác tiếp tục cống hiến, phát huy hết năng lực.

Bộ Tài chính đề nghị không nhất thiết tất cả các cán bộ trong diện quy hoạch có đủ tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm đều phải tham gia thi tuyển. Bởi theo quy định hiện nay, chỉ đưa ra khỏi quy hoạch những trường hợp không còn đủ tiêu chuẩn, điều kiện.

Tránh thi để hợp thức việc nhắm vào người này người khác

Phó chủ tịch UBND Hải Phòng Nguyễn Xuân Bình băn khoăn về mối quan hệ giữa thi tuyển và quy hoạch, thi tuyển trong quy hoạch hay mở rộng ngoài quy hoạch.

Về nội dung thi, cách thức thi, ông cho rằng, cần hoàn thiện hệ thống công cụ đánh giá. “Có người đăng ký thi đã dũng cảm rồi nhưng dường như hiện nay việc thi chưa thu hút nhiều người. Vậy cái gì cản trở?”, ông Bình đặt vấn đề.

Theo ông, phải làm sao để các kỳ thi tuyển chức danh lãnh đạo được thực chất, tránh tình trạng thi để hợp thức việc nhắm vào người này người khác.

{ keywords}
 

Kết luận hội nghị, Bộ trưởng Nội vụ Lê Vĩnh Tân khẳng định, thí điểm thi tuyển chức danh lãnh đạo, quản lý không làm thay trách nhiệm của các tổ chức đảng (Ban thường vụ cấp ủy, Ban cán sự Đảng), cũng không thay đổi tiêu chuẩn, chức danh.

Việc này nhằm đổi mới cách tuyển chọn cho gọn nhẹ, phù hợp, khắc phục tình trạng từ trước đến nay làm theo quy trình 5 bước.

Theo ông Tân, trong quy hoạch quy định 1 người không quá 3 chức danh, 1 chức danh không quá 4 người. Như vậy 1 chức danh chỉ có 3 người trong quy hoạch. Chính vì vậy, thi tuyển chính là mở rộng ra, các ứng viên có thể trong hay ngoài đơn vị để chọn đúng người có năng lực, phẩm chất chính trị, có quyết tâm, nhiệt tình với công việc để làm thay đổi tình hình của đơn vị, địa phương.

“Lâu nay có tình trạng cán bộ làm được nhưng nói không được hoặc viết không được. Thi tuyển lãnh đạo, quản lý khắc phục việc này, đòi hỏi cán bộ, lãnh đạo phải viết được, nói được và làm được”, Bộ trưởng Nội vụ nhấn mạnh.

Bộ Nội vụ sẽ hoàn thiện báo cáo sơ kết, có kiến nghị Bộ Chính trị, Ban Bí thư kết luận hướng dẫn thực hiện trong thời gian tới theo hướng tiếp tục thực hiện đến quý 4/2022 tổng kết.

Đến nay, có 12/14 cơ quan TƯ tổ chức thi tuyển đối với 29 chức danh cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp vụ và cấp phòng, có 42 ứng viên trúng tuyển. 

Có 17/22 địa phương tổ chức thi tuyển 86 chức danh cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp sở và cấp phòng với 368 người trúng tuyển. 

Thu Hằng

Tổng bí thư: Chọn nhân sự khóa 13 tránh ‘cua cậy càng, cá cậy vây’

Tổng bí thư: Chọn nhân sự khóa 13 tránh ‘cua cậy càng, cá cậy vây’

Tổng bí thư lưu ý, phải "có con mắt tinh đời" trong việc đánh giá, giới thiệu, lựa chọn nhân sự khóa 13, tránh tình trạng "cua cậy càng, cá cậy vây".