【lịch thi đấu giải vô địch thổ nhĩ kỳ】Người nhà bệnh nhân tại Việt Đức sẽ được ở trọ với giá 15.000 đồng/ngày

nguoi nha benh nhan tai viet duc se duoc o tro voi gia 15000 dongngay

Cắt băng khánh thành công trình đường trên cao có mái che và nhà nghỉ trọ cho người nhà người bệnh. Ảnh: BV cung cấp

Để nâng cao phục vụ việc điều trị và chăm sóc bệnh nhân,ườinhàbệnhnhântạiViệtĐứcsẽđượcởtrọvớigiáđồngngàlịch thi đấu giải vô địch thổ nhĩ kỳ ngày 16/5, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức tổ chức khánh thành công trình đường trên cao có mái che và nhà nghỉ trọ cho người nhà người bệnh với tổng chi phí 11 tỉ đồng do Bệnh viện tự đầu tư.

Phát biểu tại buổi Lễ, GSTrần Bình Giang, Giám đốc Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cho hay, đây là hai công trình giá trị vật chất tuy nhỏ nhưng có ý nghĩa rất lớn giúp cho bệnh nhân đi lại trong bệnh viện và nghỉ ngơi được thuận tiện.

Công trình đường trên cao của bệnh viện nằm trên một trục giao thông kết nối các khoa phòng, các tòa nhà và có mái che để việc vận chuyển bệnh nhân được thuận tiện bất kể trời nắng hay mưa.

“Trước đó, bệnh viện từng bị phê bình vì di chuyển bệnh nhân nặng nằm cáng phải phủ áo mưa để đến phòng chiếu chụp. Công trình đường trên cao có mái che dài 135m, nối từ tầng 2 các khoa điều trị đến khu mổ và ghép tạng, sẽ phục vụ việc vận chuyển bệnh nhân được nhanh chóng và an toàn hơn,” GS Giang cho hay.

Để giảm bớt khó khăn cho người nhà người bệnh, nhất là những người ở các tỉnh về chăm sóc bệnh nhân điều trị tại Viện, ban lãnh đạo bệnh viện đã quyết định đầu tư hơn 3 tỷ đồng xây một khu nhà lưu trú 2 tầng có diện tích 400 mét vuông, với hơn 200 giường để người nhà bệnh nhân nghỉ ngơi.

Bệnh viện chỉ thu phí 15.000 đồng/người/ngày để hỗ trợ phần nào chi phí tiền điện. Theo đó khi lưu trú tại đây, người nhà bệnh nhân có thể tắm, giặt, nghỉ ngơi.

Những ngày đầu hè, cái nắng oi ả khiến ông và nhiều người nhà bệnh nhân ai cũng khiếp sợ, nhiều người phải “vạ vật” bên ngoài sân bệnh viện mệt mỏi do vậy khi Bệnh viện đưa vào sử dụng ngôi nhà lưu trú này là tin vui với nhiều bệnh nhân và người nhà.

Ông Ngô Văn Thanh (81 tuổi) ở Hưng Yên cho biết ông đã gắn bó với bệnh viện trong suốt 9 năm nay. Ông kể, vợ ông phải chạy thận nhân tạo đã 9 năm nay và ông luôn đồng hành cùng vợ ở bệnh viện để điều trị bệnh.

“Do bệnh đã chuyển sang giai đoạn nặng, nên mỗi tuần vợ tôi phải chạy thận ba buổi. Trước kia chỉ chạy 1, 2 buổi thì có thể tranh thủ vài ngày về nhà, từ khi tuần chạy thận 3 buổi thì tôi ở lại luôn viện để chăm sóc bà hàng ngày. Giờ được ở trong nhà lưu trú này thì mừng quá vì đỡ phải vạ vật ngoài trời", ông Thanh nói.

Ông Thanh kể, khi chưa có nhà nghỉ trọ này của bệnh viện, mỗi ngày ông ở trọ bên ngoài khu vực xung quanh bệnh viện mất chi phí khoảng 150-200.000 đồng mỗi ngày. Chưa kể nhà trọ chật hẹp, đông đúc người, an ninh thì lúc nào cũng nơm nớp lo.