Gần một tháng nay,ộtrútvàobanđêmlàdấuhiệucủabệnhgìvô địch đức tối nay chị Nguyễn Thanh Hường (39 tuổi, trú tại Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội) thường xuyên bị những cơn chuột rút về đêm gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến giấc ngủ. “Nhiều đêm, chân tôi căng cứng, đau, cơ co rút lại”, chị Hường ám ảnh. Ban đầu, chị Hường lên mạng tìm hiểu và nghĩ rằng tình trạng này là do thiếu canxi. Tuy nhiên, sau một thời gian tự bổ sung canxi, tình trạng này vẫn không cải thiện.
Chị Lê Phương Thảo (31 tuổi, Hoàng Mai, Hà Nội) cũng trải qua 9 tháng mang thai với những cơn chuột rút hành hạ lúc nửa đêm về sáng. Suốt thai kỳ, mỗi tuần, chị Thảo bị chuột rút 3-4 lần. Khi đi thăm khám, bác sĩ cho biết nguyên nhân là thai phụ này tăng cân quá nhiều cùng với đặc thù công việc tư vấn bán hàng nên thường xuyên phải đứng khiến hệ thống tĩnh mạch ở chân bị ảnh hưởng.
Nhận định về các trường hợp này, PGS.TS Nguyễn Hoài Nam, Chủ tịch Hội Tĩnh mạch học TP.HCM, cho biết tình trạng chuột rút về đêm có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng hay gặp nhất ở phụ nữ, người chơi thể thao, tuổi trung niên trở lên.
Theo PGS Nam, chuột rút là tình trạng do những cơn co thắt của cơ hoặc một nhóm cơ, đặc biệt là vùng cơ mặt sau cẳng chân. Các cơn co này đột ngột xảy ra, có thể kéo dài từ vài giây tới 10 phút, gây đau đớn.
Về nguyên nhân dẫn đến tình trạng chuột rút vào ban đêm, vị chuyên gia này giải thích chủ yếu là do suy hệ thống tĩnh mạch của chân. Tuy nhiên, rất ít người quan tâm tới nguyên nhân này dù trên 70% bệnh nhân suy tĩnh mạch bị chuột rút vào ban đêm. Bên cạnh đó, khi nghiên cứu trên 500 bệnh nhân suy tĩnh mạch, ông nhận thấy tỷ lệ bệnh nhân xuất hiện triệu chứng này lên đến 90%.
Khi gặp phải tình trạng này, PGS Nam khuyến cáo bệnh nhân cần phải được điều trị sớm và dứt điểm. Ngoài ra, người bệnh nên thay đổi các thói quen như không ngồi xổm, không đi giày cao gót, xoa bóp chân trước khi đi ngủ, uống nước đầy đủ. Nếu đã thay đổi thói quen nhưng tình trạng bệnh không thuyên giảm, người bệnh nên đi khám chuyên khoa để được sử dụng thuốc điều trị phù hợp.
Phụ nữ mang thai có thể thực hiện massage giúp máu lưu thông dễ dàng và hạ các cơn co thắt vùng bắp chân. Trước khi đi ngủ, bạn có thể thực hiện bài tập kéo căng cơ chân, cố gắng kéo gập bàn chân về phía đầu gối gần nhất có thể. Chườm nóng khi xuất hiện cơn chuột rút bắp chân ban đêm, giữ túi ấm một lúc để nhanh chóng giảm đau và giúp máu lưu thông dễ hơn.
Phương Thúy