【đội hình chaves gặp f.c. porto】Sinh kế cho hộ nghèo: Từ mô hình đến thực tiễn

Nằm trong Chương trình mục tiêu giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025,ếchohộnghoTừmhnhđếnthựctiễđội hình chaves gặp f.c. porto dự án nuôi dê thương phẩm được triển khai ở các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Châu Thành A, trao cơ hội thoát nghèo cho hàng trăm hộ dân.

Dự án đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo với dự án nuôi dê ở các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Châu Thành A, góp phần giảm nghèo hiệu quả.

Hướng đi đúng

Được hỗ trợ con giống từ Dự án đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo của xã Thạnh Xuân, năm 2022 gia đình anh Trần Văn Tân, ở ấp So Đũa Lớn A nhận 3 con dê giống. Thời gian đầu dê khó thích nghi với môi trường, anh Tân chưa biết cách chăm sóc và phòng bệnh nên dê con sinh sản không chất lượng. Một năm sau, được đi tham quan, tập huấn tại các trang trại nuôi dê lớn trên địa bàn huyện, anh Tân đã nhanh chóng áp dụng vào mô hình nhà mình. Sau gần 2 năm, đàn dê của gia đình anh đã sinh trưởng và phát triển ổn định. Nhờ chăn nuôi dê thuận lợi gia đình anh Tân đã thoát khỏi danh sách hộ nghèo, đời sống ngày càng ổn định.

Anh Tân cho biết: “Đàn dê của gia đình có 4 con dê giống và 4 con dê con, trong đó 2 con chuẩn bị sinh sản. Lứa dê ban đầu được hỗ trợ từ dự án, sau sinh sản gia đình cũng bán dê thịt, mua thêm được dê giống. Tôi thấy việc nuôi dê đem lại hiệu quả kinh tế cao, dễ chăm sóc, không phải tốn tiền mua thức ăn như nuôi heo, gà… trong khi đó lại dễ tiêu thụ sản phẩm, giá cả ổn định”.

Nhờ chịu khó chăm sóc và học hỏi áp dụng kỹ thuật vào chăn nuôi, dự án nuôi dê thương phẩm đã giúp gia đình anh Nguyễn Hoàng Thuận, ở ấp Trường Phước A, xã Trường Long Tây, thoát nghèo. Anh Thuận cho hay: “Dê rất dễ nuôi, thức ăn là loại cây có sẵn trong vườn như cỏ, chuối, mít… chỉ cần bảo đảm chuồng trại sạch sẽ, thoáng mát sẽ tránh cho dê bị bệnh. Tận dụng nguồn phân dê giàu dinh dưỡng, tôi cũng học cách ủ để bón cho mít, nhãn, hạnh trong vườn nhà”.

Nhà ít đất sản xuất lại đông con, nên hành trình vươn lên thoát nghèo của vợ chồng anh Thuận rất gian nan. Phấn đấu lắm năm 2015-2017 anh chị cũng thoát nghèo, tuy nhiên sau đó chưa được nửa năm gia đình lại tái nghèo, thấy hoàn cảnh gia đình khó khăn địa phương gợi ý hỗ trợ thực hiện dự án nuôi dê. Nhờ kinh nghiệm nuôi dê mướn cho một số trang trại lớn ở địa phương tích lũy được, cùng sự hỗ trợ kỹ thuật của xã, 4 con dê giống của gia đình sau vài tháng đã bắt đầu sinh sản. Hiện tại, đàn dê của gia đình anh Thuận được 4 con dê giống và 2 con dê con, nhờ bán dê thịt gia đình anh thu lợi hàng chục triệu đồng mỗi năm.

Điểm nhấn hiệu quả trong giảm nghèo

Là cơ sở cung cấp con giống, đảm bảo đầu ra và hướng dẫn kỹ thuật cho các hộ thực hiện dự án nuôi dê thương phẩm trên địa bàn huyện, anh Nguyễn Văn Đua, chủ Trang trại sữa dê Ngọc Đào, ở ấp 2B, xã Tân Hòa, chia sẻ: “Qua thời gian cùng ngành lao động - thương binh và xã hội huyện hỗ trợ hộ nghèo, cận nghèo thực hiện dự án nuôi dê, mô hình của các hộ phát triển khá tốt. Những hộ khi tham gia mô hình đã biết chủ động học hỏi kỹ thuật chăm sóc và chăn nuôi, nhờ vậy con giống khỏe, sinh sản nhanh, chất lượng dê thịt cao. Nhiều hộ đã có dê thịt bán lại cho cơ sở tạo nguồn thu nhập cho gia đình, đây là kết quả rất phấn khởi”.

Tận dụng lợi thế về nông nghiệp với nhiều vùng chuyên trồng các loại cây ăn trái sẽ đảm bảo được nguồn thức ăn là cỏ, rau muống, phụ phẩm từ mít, phù hợp với thực hiện Dự án đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo, thời gian qua, các xã, thị trấn trên địa bàn huyện tập trung hướng dẫn, hỗ trợ hộ nghèo, cận nghèo thực hiện dự án nuôi dê phù hợp với điều kiện thực tế.

Trong 9 dự án đa dạng hóa sinh kế đã triển khai trên địa bàn huyện có 8 dự án nuôi dê thương phẩm và 1 dự án nuôi bò thịt, với số lượng 245 con giống, hiện đã sinh sản lên 430 con, số lượng đàn con tăng 75,51%.

Qua 2 năm triển khai và thực hiện xây dựng dự án bước đầu đã đem lại hiệu quả thiết thực, góp phần tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống gia đình.

Ông Hà Văn Chính, Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Châu Thành A, thông tin: “Triển khai dự án sinh kế, đã có nhiều hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo tình nguyện đăng ký tham gia dự án, mạnh dạn áp dụng chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi. Trong đó, dự án nuôi dê thương phẩm thời gian qua đã cho hiệu quả cao. Các dự án giúp địa phương giảm nghèo đáng kể, năm 2021 toàn huyện có 1.030 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 3,85% và 871 hộ cận nghèo, chiếm tỷ lệ 3,25%, đến nay giảm xuống còn 311 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 1,16%, đã giảm 719 hộ, bình quân mỗi năm giảm hơn 1% hộ nghèo”.

Thực hiện Dự án đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo, từ năm 2022-2023 trên địa bàn huyện Châu Thành A triển khai 9 dự án chăn nuôi, trong đó có 8 dự án nuôi dê thương phẩm và 1 dự án nuôi bò thịt, với số lượng 245 con giống, hiện đã sinh sản lên 430 con, số lượng đàn con tăng 75,51%.

Qua 2 năm triển khai, dự án đã góp phần giúp địa phương giảm nghèo đáng kể, nếu năm 2021 toàn huyện có 1.030 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 3,85% và 871 hộ cận nghèo, chiếm tỷ lệ 3,25%. Đến nay giảm xuống còn 311 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 1,16%, đã giảm 719 hộ, bình quân mỗi năm giảm hơn 1% hộ nghèo.

 

MỸ XUYÊN