Lê Vũ Hoàng (sinh năm 1988) từng là đại diện cho Trường THPT số 1 Bố Trạch (Quảng Bình) tham gia Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 6. Thời điểm đó,àvôđịchOlympiaLêVũHoàngkhởinghiệpởnướcÚkèo bóng đá world cup khán giả xúc động trước hình ảnh một chàng trai gầy gò, đen nhẻm đứng bên mái nhà tranh, vách đất. Sinh ra trong gia đình nghèo khó, mẹ lại liên tục đau ốm, trong Hoàng luôn nung nấu ý chí phải vươn lên để “thoát nghèo”.
Năm 2005, sau khi trở thành nhà vô địch Đường lên đỉnh Olympia, Vũ Hoàng nhận được giải thưởng 35.000 USD cùng suất học bổng toàn phần vào Đại học Kỹ thuật Swinburne. Sang Úc từ năm 2007, học tập và công tác tại đây cũng vừa tròn 14 năm, Hoàng nói, “nước Úc đã cho mình rất nhiều thứ”.
Tốt nghiệp cử nhân danh dự ngành Điện tử và máy tính vào năm 2011, anh tiếp tục nhận được học bổng tiến sĩ tại ngôi trường này để nghiên cứu về Quang học lượng tử và laser tử ngoại trong vòng 4 năm.
Sau khi tốt nghiệp, Lê Vũ Hoàng quyết định đầu quân cho một công ty chuyên sản xuất các thiết bị chiếu sáng và điều khiển đèn sân khấu.
“Bản thân tôi khi ấy cảm thấy sự phát triển của công nghệ đang rất sôi động. Với nền tảng kỹ thuật đã được trau dồi sau 8 năm ở Úc, tôi mong muốn được thử sức với những công nghệ mới nhất trên thế giới và tạo ra các sản phẩm ứng dụng thực tế”.
Tuy nhiên, anh cũng nhanh chóng nhận ra, “thương trường là chiến trường - vốn rất khốc liệt. Các công ty công nghệ phải liên tục đưa ra những ý tưởng, sáng chế mới để cạnh tranh với sự phát triển của các đối thủ khác”.
Vì thế, quãng thời gian đầu, Hoàng thường ngủ rất ít. Theo Hoàng, phần lớn thời gian anh dành cho việc nghiên cứu, trau dồi và tích lũy kinh nghiệm, cả về lĩnh vực chuyên môn lẫn những kỹ năng mới.
Lê Vũ Hoàng, quán quân Đường lên đỉnh Olympia năm 2005 đang sống và làm việc tại Úc.
Khởi nghiệp thời Covid
Đến đầu năm 2021, Lê Vũ Hoàng quyết định mạo hiểm khi tham gia vào một công ty khởi nghiệp tại Úc, chuyên về các sản phẩm cảm biến nhiệt dựa trên nền tảng công nghệ hoàn toàn mới – cảm biến hồng ngoại bằng hệ thống gương xoay siêu nhỏ. Sản phẩm chính của công ty tập trung vào việc phát triển camera cảm biến nhiệt ứng dụng trí tuệ nhân tạo dành cho tòa nhà, văn phòng và nhà máy.
“Camera cảm biến nhiệt có nhiều ưu điểm vượt trội mà camera thông thường không đáp ứng được, như đếm người ra vào trong một phòng họp, tòa nhà hoặc ở những khu vực nhạy cảm cần sự riêng tư; báo động người bị ngã trong viện dưỡng lão; phát hiện người đột nhập cũng như cảnh báo sớm nguy cơ cháy nổ trong các tòa nhà, khu công nghiệp. Gần đây nhất là ứng dụng đo thân nhiệt của người để phòng chống Covid-19”.
Hoàng cho biết, công ty của anh cùng cộng sự đã nhận được nhiều khoản đầu tư. Mới đây nhất, công ty đã nhận thêm một khoản đầu tư tương đương 150 tỷ đồng từ quỹ đầu tư Celesta, đồng thời nhận được đơn hàng từ Google để lắp đặt camera tại đại bản doanh ở Mỹ.
Lê Vũ Hoàng tốt nghiệp cử nhân và tiến sĩ tại Đại học Kỹ thuật Swinburne.
Song song với đó, Lê Vũ Hoàng cũng thành lập một công ty riêng - XVISION Technology - chuyên về các sản phẩm IoT cho đô thị thông minh, nông nghiệp thông minh và công nghiệp thông minh.
Quyết định khởi nghiệp trong bối cảnh dịch Covid-19 bùng phát ở nhiều quốc gia, nhưng Lê Vũ Hoàng lại cho rằng, đây là cơ hội tốt để đưa ra các sáng kiến và giải pháp hiệu quả khi các công nghệ mới được ứng dụng mạnh mẽ trong các y tế, giáo dục, giao thông, đô thị,…
Công ty của Hoàng tập trung vào việc sản xuất các thiết bị hệ thống quản lý chiếu sáng, cảm biến cho đô thị và quan trắc môi trường.
Theo Hoàng, ở Việt Nam, đa số mới chỉ chiếu sáng bằng cách bật tắt thủ công hoặc thông qua hẹn giờ tại tủ điện. Với hệ thống kiểm soát đèn chiếu sáng trong thành phố, mỗi bóng đèn đều được quản lý một cách thông minh từ hệ thống điện toán đám mây. Nó sẽ được tích hợp hệ thống cảm biến, bao gồm cảm biến về độ sáng và cảm biến về thời gian để có thể điều chỉnh độ sáng tự động.
Hệ thống này còn cho phép đặt lịch hẹn cho đèn để điều chỉnh độ sáng theo thời gian một cách linh hoạt qua ứng dụng web, ví dụ như tăng mức tối đa trong khoảng thời gian từ 7 – 9h tối và giảm xuống 40 – 50% vào khoảng 3 – 4h sáng. Khi giảm độ sáng như vậy cũng đã tiết kiệm cho ngân sách nhà nước về vấn đề chiếu sáng tới 80% so với hệ thống đèn truyền thống.
“Bất kỳ sự thay đổi hay lỗi nào trên hệ thống sẽ hiển thị ngay lập tức tới trung tâm điều hành. Từ đó, đội ngũ quản lý có thể đưa ra được kế hoạch bảo trì, bảo dưỡng, giúp giảm nhân công và chi phí trong việc bảo trì và vận hành hệ thống.
Một điểm mới của hệ thống chiếu sáng thông minh này là có thể tạo ra một mạng lưới cảm biến trong thành phố. Thông qua đó, có thể dùng chính hệ thống đèn đường này để đếm lưu lượng xe cộ lưu thông trên đường hoặc kiểm soát các chỉ số môi trường trong thành phố, ví dụ như tiếng ồn, ô nhiễm không khí...”.
Nhà vô địch Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 6 cùng vợ và 2 con
Theo Hoàng, công ty của anh là doanh nghiệp đầu tiên ra mắt hệ thống chiếu sáng thông minh ứng dụng công nghệ NB-IoT tại Việt Nam và đang hợp tác với các doanh nghiệp chiếu sáng & viễn thông trong nước.
Trước những luồng ý kiến cho rằng, rất ít cựu vô địch Olympia chọn quay trở về Việt Nam cống hiến, quán quân Olympia năm 2005 khẳng định, dù ở đâu cũng có thể đóng góp cho quê hương.
“Quan niệm “Nhân tài phải trở về cống hiến cho tổ quốc”, theo tôi giờ đã không còn phù hợp. Mong muốn cống hiến cho đất nước không nhất thiết phải làm việc tại Việt Nam. Ở nước ngoài, việc có nhiều cơ hội để tiếp thu kỹ năng, công nghệ mới và có quan hệ quốc tế thì khả năng đóng góp sẽ nhiều hơn so với làm việc ở trong nước.
Điều quan trọng nhất là cách mình đóng góp như thế nào chứ không phải nơi mình làm việc. Tôi đã có kế hoạch và giải pháp cụ thể để đưa công nghệ trở về Việt Nam phục vụ cộng đồng và góp phần vào sự phát triển của nền khoa học công nghệ nước nhà. Đó là cách đóng góp thiết thực và hiệu quả nhất cho đất nước”, nhà vô địch Olympia 2005 chia sẻ.
Thúy Nga
Sau chiến thắng của Thu Hằng trong trận chung kết Đường lên đỉnh Olympia vào sáng qua, trên mạng xã hội lại tràn ngập các bình luận ‘chúc mừng nước Úc’.