Empire777

VHO- Với tâm lý yêu chiều con quá mức, sợ con vất vả, các ông bố bà mẹ ra sức làm giúp chúng từ việc phân tích bóng đá hôm nay

【phân tích bóng đá hôm nay】Đừng biến con thành cây “tầm gửi”

VHO- Với tâm lý yêu chiều con quá mức,Đừngbiếnconthànhcâytầmgửphân tích bóng đá hôm nay sợ con vất vả, các ông bố bà mẹ ra sức làm giúp chúng từ việc nhỏ tới việc lớn. Lâu dần, trẻ quen được cung phụng, cưng chiều, nên chẳng cần lao động chi cho mất sức. Lớn lên, họ vẫn giữ thói quen đó, lập gia đình rồi ông bà lại nai lưng ra trông cháu, nấu ăn hộ... Cái vòng đó cứ xoay hồi, sản sinh ra một thế hệ không biết làm việc nhà, cũng chẳng biết nuôi con.

Đừng biến con thành cây “tầm gửi” - Anh 1

 Lớp trẻ đã cần sớm được giáo dục kỹ năng sống trong gia đình và nhà trường (ảnh minh họa)

 Căn bệnh dựa dẫm, ỷ lại, thiếu tự lập của đa phần các bạn trẻ hiện nay có căn nguyên từ chính cách nuôi dạy con sai lầm của nhiều thế hệ gia đình Việt.

Chữa bệnh ỷ lại ở giới trẻ

Cha mẹ nào sinh con ra cũng mong con mình khỏe mạnh, thông minh và cố gắng tạo điều kiện tốt nhất để con phát triển. Tuy nhiên, bên cạnh việc chăm sóc, dạy dỗ con học hành giỏi giang, nhiệm vụ giúp con định hướng, xây dựng và phát triển các kỹ năng sống cơ bản là không thể thiếu. Chúng ta đã được chứng kiến rất nhiều học sinh thông minh, sinh viên tốt nghiệp loại giỏi nhưng vì thiếu hoặc yếu các kỹ năng sống nên gặp rất nhiều khó khăn trong học tập và quá trình xin việc, đi làm. Thậm chí là cả việc đi tìm người yêu, xây dựng gia đình cũng vô cùng khó khăn.

Sinh ra trong một gia đình mẹ mất sớm, bố vì thương con nên dành tất cả mọi sự quan tâm, săn sóc cho con trai, từ nhỏ Phong đã được bố đưa đón đi học, rồi cho tới khi đi làm, trở thành trưởng nhóm làm việc của một công ty lớn, bố Phong vẫn đều đặn đưa đón con đến công sở. Chiều tối nào nhiều việc thì bố ngồi trong ô tô chờ Phong hàng tiếng đồng hồ. Đến khi có tiền mua xe ô tô Phong mới thôi không bắt bố chở đi làm hằng ngày. Nhưng thay vào đó là việc ông bố cứ hóng chờ con đi làm về để hâm nóng thức ăn và rồi khi cậu quý tử ăn xong, vứt đống bát đũa bẩn vào chậu và nằm khểnh xem ti vi thì ông bố già lại lụi cụi rửa bát đũa, lau bàn ăn... Chưa bao giờ Phong cầm cái chổi để quét nhà, thấy bố dọn dẹp, leo trên cao để mắc bóng đèn hỏng, Phong cũng thờ ơ nhìn như chẳng liên quan tới mình... Có lần Phong tức bực bố vì ông quên không giặt quần áo bẩn để cậu mang đi công tác. Ông bố già chỉ biết lủi thủi vác đống đồ của con trai đi ra tiệm giặt sấy khô cho nhanh...

Nhiều người lấy làm lạ khi Phong đẹp trai, mới ra trường vài năm mà đã được cất nhắc vào vị trí quan trọng, có tiền đồ tươi sáng ở công ty, vậy mà tới giờ vẫn chưa có người yêu, chưa lập gia đình. Kỳ thực Phong cũng có vài mối tình nhưng chỉ yêu đương một thời gian ngắn là đối tác đã đòi chia tay. Đơn giản vì Phong quen việc được bố chiều chuộng nên khi có bạn gái, Phong không biết quan tâm, chia sẻ. Không cô gái nào muốn sống với một người đàn ông ích kỷ như vậy, đi bên Phong họ luôn cảm thấy nhạt nhẽo, vô vị.

Rất nhiều cậu ấm, cô chiêu hiện đại như Phong đi làm kiếm ra rất nhiều tiền nhưng về nhà chưa bao giờ sờ vào cái bát để rửa, cái chổi để quét nhà. Giới trẻ thiếu kỹ năng sống chắc chắn là chuyện không của riêng ai, ngay đến cả cái ăn cái uống cũng không biết tự phục vụ đã gióng lên một hồi chuông cảnh tỉnh các bậc cha mẹ khi bấy lâu không chú trọng bồi dưỡng và rèn luyện kỹ năng sống cho con em mình.

Hoàn thiện bản thân từ kỹ năng sống

Tiếp xúc với giới trẻ ở những nước phát triển sẽ thấy sự khác biệt vô cùng lớn so với giới trẻ ở Việt Nam. Ở những nước tiên tiến, khi đủ 18 tuổi là người ta bắt đầu chuyển ra ngoài sinh sống tự lập, không còn phụ thuộc và dựa dẫm vào gia đình. Họ hoàn toàn có khả năng tự đưa ra quyết định đối với cuộc đời mình. Và tất nhiên họ cũng sẽ tự chịu trách nhiệm với những gì mình lựa chọn, tự trang trải và giải quyết vấn đề tài chính của bản thân.

Còn ở nước ta thì hầu như cha mẹ sẽ thay con cái quyết định về mọi thứ. Nếu con cái có xảy ra bất kỳ vấn đề gì thì cha mẹ cũng sẽ là người đứng ra chịu trách nhiệm, giải quyết mọi chuyện. Bà Hà (Đội Cấn, Hà Nội) cho biết: “Khi con tôi đi du học ở Đức, tôi rất lo con ở nơi đất khách quê người. Thế nhưng, sau 3 năm về nhà chơi, tôi rất mừng khi thấy con gái có sự thay đổi rất lớn. Cháu hoàn toàn khoẻ mạnh, xinh đẹp và đầy tự tin. Chỉ cần nhìn cách cháu gấp chăn gối sau khỉ ngủ dậy hay cách sắp xếp bát đũa, đồ vật trong nhà ngăn nắp, đã đủ hiểu con gái đã được thụ hưởng những giá trị tốt đẹp khi đi du học. Cháu không bao giờ để mẹ xách đồ nặng hay để mặc mẹ làm bếp một mình. Việc nhà đơn giản nhưng cái cách con hào hứng làm cùng mẹ, khiến tôi cảm thấy vô cùng hạnh phúc”.

Nhận định về vấn đề này, PGS.TS Trịnh Hòa Bình cho rằng việc giáo dục kỹ năng sống cho giới trẻ không được xem trọng từ gia đình và nhà trường. Với thói quen chăm lo cho con cái, gia đình bao bọc con em mình quá kỹ trong một môi trường không có thử thách khiến giới trẻ thiếu cơ hội để tự trải nghiệm, tự kết luận và đúc kết bài học, hình thành và hoàn thiện kỹ năng. Nhà trường thiên về dạy kiến thức, định hướng nghề nghiệp, chứ chưa thực sự quan tâm hay chú trọng dạy kỹ năng sống cho học sinh… Đó là những nguyên nhân khiến một bộ phận giới trẻ ngày càng lười biếng và vô cảm. “Gia đình, nhà trường, xã hội cần thay đổi quan niệm về tình yêu thương và giáo dục. Ngay từ nhỏ, nên rèn luyện cho con em mình cách sống tự chủ, tự lập, không dựa dẫm vào cha mẹ, anh chị, bạn bè…”, PGS, TS Trịnh Hòa Bình chia sẻ.

Dạy kỹ năng sống cho học sinh ngày càng trở nên cấp thiết khi mà xã hội hiện đại đang tác động tới các em từ quá nhiều phía. Tại sao trong những năm trở lại đây, tỷ lệ trẻ em phạm tội, trẻ em dính vào các tệ nạn xã hội và bỏ nhà, bỏ học, hư hỏng ngày càng nhiều? Độ tuổi trẻ em hư dường như đang ngày càng trẻ hóa. Đó là một thực trạng đáng buồn khi mà chúng ta chứng kiến các em học sinh đánh nhau, cả nam, cả nữ văng tục, chửi bậy... Khi bị cha mẹ, thầy cô có nhắc nhở các em lập tức thể hiện thái độ căng thẳng, chống đối. Rõ ràng, quan niệm của một bộ phận học sinh đang rất sai lệch. Dẫu biết rằng đó chỉ là một số nhỏ, nhưng điều đó cũng cho thấy học sinh bây giờ đang thiếu kỹ năng sống rất nhiều. Chính vì vậy, việc rèn luyện kỹ năng sống cho các em là điều rất cần thiết. Việc hình thành các kỹ năng cơ bản trong học tập và sinh hoạt là yếu tố quyết định đến quá trình hình thành và phát triển nhân cách sau này của các em. Rèn luyện kỹ năng sống sẽ giúp các em sớm có ý thức làm chủ bản thân, sống tích cực và hướng đến những điều lành mạnh cho chính mình cũng như xã hội. Để xây dựng một xã hội văn minh, tiến bộ, cần đến sự chung tay của mỗi cá nhân, mỗi gia đình và toàn thể cộng đồng trong việc đẩy lùi tệ nạn sống ỷ lại, dựa dẫm. 

TRỌNG HOÀNG

访客,请您发表评论:

网站分类
热门文章
友情链接

© 2025. sitemap