Việt Nam được dự đoán sẽ tiếp tục phát triển như một trung tâm sản xuất toàn cầu mới nổi. Ảnh minh họa: THX/TTXVN/Baodautu.vn
Nhận định về quan điểm này,ệtNamcóthểchiếmtổngxuấtkhẩuđiệntửtoàncầuvàonăbong da888.com.vn Sian Fenner, chuyên gia kinh tế trưởng của Công ty tư vấn tài chính Oxford Economics cho biết, Việt Nam là một trong số ít những nền kinh tế trên toàn cầu chứng kiến tăng trưởng vào năm 2020, đặc biệt là với sự phục hồi mạnh mẽ trong lĩnh vực sản xuất định hướng xuất khẩu, thúc đẩy tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tăng trưởng 2,9% bất chấp đại dịch. Việt Nam cũng củng cố thị phần của mình trên thế giới tăng lên 1,6% trong xuất khẩu hàng hóa vào năm 2020. Đây là mức tăng cao hơn so với 1,4% của năm 2019 và tăng mạnh so với 0,5% của năm 2010.
Kết quả này có được nhờ đầu tư trực tiếp nước ngoài (GDP) tăng đáng kể, nhờ đó thúc đẩy vai trò của Việt Nam trong chuỗi cung ứng sản xuất toàn cầu.
Oxford Economics dự đoán, lĩnh vực điện tử của Việt Nam sẽ tăng trưởng 6,4% trong năm nay – tăng từ 2,8% của năm 2019, được hỗ trợ bởi các thiết bị viễn thông liên quan đến nâng cấp cơ sở hạ tầng 5G.
Nhà kinh tế Sian Fenner bày tỏ: “Chúng tôi tin rằng, Việt Nam sẽ được hưởng lợi từ sự gia tăng trong nhu cầu điện tử toàn cầu, khi sự tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu đã tăng lên đáng kể trong 5 năm qua nhờ vào nguồn vốn FDI tăng mạnh”.
Trong một thông tin có liên quan, mặc dù FDI của Việt Nam giảm 25% trong năm đại dịch, nhưng nó vẫn chiếm 1%, tương đương 16,1 tỷ USD tổng vốn FDI toàn cầu, nhiều hơn cả Malaysia và Thái Lan cộng lại.
Ngoài ra, trong bối cảnh căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc vẫn còn leo thang, Việt Nam được nhắm đến là điểm đến đầu tư FDI hấp dẫn. Giới chuyên gia của Oxford Economics kỳ vọng, Việt Nam vẫn là điểm đến hấp dẫn đối với dòng vốn FDI toàn cầu trong tương lai trung hạn, nhờ động lực lao động hấp dẫn, gần Trung Quốc và các chính sách thương mại, FDI thuận lợi.
Cũng theo bà Sian Fenner, việc Việt Nam có thể sẽ chiếm 4% xuất khẩu điện tử toàn cầu vào năm 2025, con số đạt được hoàn toàn có thể cao hơn, nhưng lại bị hạn chế bởi tình trạng tắc nghẽn nguồn cung xung quanh các cảng trọng điểm phục vụ các cụm công nghiệp. Để giảm bớt tình trạng này cần đến các nhà đầu tư nước ngoài. Song ngay cả khi nguồn vốn được đảm bảo, tiến trình nâng cấp cơ sở hạ tầng này sẽ mất rất nhiều thời gian.
Hạnh Nhi
(Lược dịch từ The Business Times)