【lịch thi đấu àc】“Làm gì để hình thành đội ngũ nông dân chuyên nghiệp ?”

Ngành nông nghiệp nước ta đang thực hiện mạnh mẽ đổi mới tư duy từ sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp để hướng đến nền nông nghiệp bền vững,đểhnhthnhđộingũnngdnchuynnghiệlịch thi đấu àc tăng sức cạnh tranh trên thị trường không những trong nước mà còn quốc tế. Để hiện thực hóa mục tiêu này, đòi hỏi phải có sự liên kết chặt chẽ giữa các bên, đặc biệt là phải hình thành được một đội ngũ nông dân chuyên nghiệp. Để hiểu rõ hơn vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan (ảnh) đã chia sẻ:

Trước khi trả lời câu hỏi: “Làm gì để hình thành đội ngũ nông dân chuyên nghiệp?”, chúng ta hãy cùng nhau trả lời hai câu hỏi: “Vì sao phải cần có đội ngũ nông dân chuyên nghiệp? Và, thế nào là người nông dân chuyên nghiệp?”.

Thứ nhất, “Vì sao phải cần có đội ngũ nông dân chuyên nghiệp ?”

Nghị quyết 19 của Trung ương về “Nông nghiệp, nông dân, nông thôn” vừa được ban hành, quan tâm đến giải pháp đầu tiên trong 9 giải pháp là: “Nâng cao vai trò, vị thế, năng lực làm chủ, cải thiện toàn diện đời sống vật chất, tinh thần của nông dân và cư dân nông thôn”. Theo tôi hiểu, năng lực của mỗi người, trong đó nông dân không là ngoại lệ, bao gồm: kiến thức, kỹ năng; ngoài ra, còn là thái độ đối với cuộc sống, với công việc, với nghề nghiệp.

Người xưa có câu: “Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh” để nhắn nhủ rằng: Gắn bó với nghề gì cũng cần phải tinh thông thì mới thành công. Tinh thông là có kỹ thuật, kỹ năng, và cả kỷ luật. Lại có câu: “Một nghề cho chín, còn hơn chín nghề”, muốn đạt độ chín thì phải am hiểu, am tường, chứ không thể hời hợt, dễ dãi. Nền nông nghiệp đất nước mình có lời nguyền là “manh mún, nhỏ lẽ, tự phát”. Vậy phải chăng, yếu tố “tinh thông” và “độ chín”, độ thuần thục là gợi mở để bước qua lời nguyền đó, để hướng tới một nền nông nghiệp chuyên nghiệp?

Làm nông theo kinh nghiệm “cha truyền con nối” đã đóng góp nhất định cho sự phát triển ngành nông nghiệp và thu nhập của người nông dân. Tuy nhiên, kinh nghiệm thường chỉ phát huy trong điều kiện không gian hẹp, môi trường quen thuộc, ít điều bất trắc, khó lường, sự thay đổi diễn ra dần dần, không dễ nhận biết. Với cách nghĩ này, không ít người lầm tưởng rằng, làm nghề nông chỉ cần đến kinh nghiệm.

Ngày nay, mọi việc đã hoàn toàn khác đi. Biến đổi khí hậu gây ra thời tiết cực đoan, dịch bệnh bất thường. Biến động thị trường do nhiều yếu tố chứ không chỉ do quy luật cung cầu. Biến chuyển xu thế tiêu dùng, từ ăn no sang ăn ngon, ăn để thưởng thức, để tạo dinh dưỡng, để bồi bổ sức khỏe lành mạnh. Xu thế tiêu dùng xanh sẽ là chủ đạo trong tương lai gần. Muốn người tiêu dùng sẵn lòng chi trả mức giá tương xứng, sản phẩm phải đáp ứng các yêu cầu về truy xuất nguồn gốc, về chất lượng, về quy trình sản xuất không gây tác động đến sức khỏe con người và môi trường tự nhiên... Bao nhiêu khó khăn, thách thức, rủi ro vây quanh người nông dân theo từng mùa vụ. Vậy không có cách nào khác, nghề nông phải từng bước được tổ chức bài bản, chuyên nghiệp, nông dân phải chuyên nghiệp, để hướng đến nền nông nghiệp chuyên nghiệp.

Không thể bỗng dưng mà người nông dân có thể “tinh thông” và đạt “độ chín” của nghề nông, mà không được và không tự trang bị tri thức cho mình. Tri thức hóa là cơ sở để tiến tới chuyên nghiệp hóa nông dân. Nông dân không được chuyên nghiệp hóa sẽ không có nền nông nghiệp xanh, sinh thái, bền vững. Nền nông nghiệp khó thoát khỏi “mù mờ”, vẫn tiếp tục phải chấp nhận “đánh đổi”: Đánh đổi môi trường, đánh đổi sức khỏe, đánh đổi chất lượng sống của thế hệ mai sau.

Nông dân không được chuyên nghiệp hóa, năng suất lao động trong nông nghiệp và khu vực nông thôn sẽ rất khó có thể được cải thiện, giá trị gia tăng tiệm tiến chậm, sức cạnh tranh kém, tiếp tục gặp nhiều rủi ro thị trường. Nông dân không được chuyên nghiệp hóa sẽ không thể thay đổi tư duy nông nghiệp từ “sản xuất” sang “kinh tế”, từ “tăng trưởng đơn giá trị” sang “tăng trưởng đa giá trị”. Hệ luỵ là tình trạng nông dân bỏ đất, rời làng, xa quê vẫn cứ tiếp tục diễn ra.

Và đến câu hỏi thứ hai, “Thế nào là người nông dân chuyên nghiệp ?”

Nông dân chuyên nghiệp là người có kiến thức nền tảng về sản xuất, kinh doanh, kinh tế, khoa học công nghệ… hiểu biết nhất định về môi trường tự nhiên, đa dạng sinh học, về giá trị của tài nguyên bản địa, cả yếu tố văn hóa, xã hội địa phương. Nông dân chuyên nghiệp là người không chỉ biết sản xuất đơn thuần, mà còn luôn quan tâm đến các câu hỏi: “Sản xuất cái gì? Sản xuất như thế nào? Sản xuất cho ai?”. Nông dân chuyên nghiệp là người biết kỹ năng kinh doanh nông sản thông qua sự hiểu biết về quy luật thị trường, biết phân biệt giữa giá cả và giá trị, biết cách tham gia, đóng góp vào chuỗi giá trị ngành hàng. Nông dân chuyên nghiệp là người có năng lực làm chủ, biết cách thức tổ chức sản xuất, kinh doanh khoa học, chủ động tham gia các hình thức hợp tác, liên kết trong sản xuất nông nghiệp và kinh doanh nông sản.

Nông dân không còn xa lạ với cơ giới hóa trong các khâu sản xuất.

Vậy, “Làm thế nào để hình thành đội ngũ nông dân chuyên nghiệp ?”

Đội ngũ nông dân cần có môi trường, không gian để có thể hấp thu tri thức. Không có tri thức sẽ không chuyên nghiệp. Trong hàng chục triệu nông dân hiện nay, tỷ lệ được thông qua đào tạo còn rất nhỏ. Ngược lại, đa phần chỉ làm theo thói quen, theo kinh nghiệm, theo cách thức hàng xóm, láng giềng bỏ nhỏ cho nhau.

Không phải một sớm một chiều mà có thể hoàn chỉnh, chuẩn hóa giáo trình đồng bộ, chương trình đa dạng, phương pháp tùy chỉnh phù hợp cho tất cả. Chuyên nghiệp hóa nông dân có thể tính đến việc tổ chức trường lớp, khóa học chính quy cho một số đối tượng có nhu cầu. Bên cạnh đó, chuyên nghiệp hóa nông dân còn có thể tiếp cận những hình thức linh hoạt, được lồng ghép, tích hợp từ các chương trình có sẵn. Đó là, lồng ghép vào Đề án đào tạo ngành nghề nông thôn theo Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Lồng ghép vào các lớp huấn luyện “đầu bờ” do các doanh nghiệp, các nhà khoa học khu vực công lẫn khu vực tư. Tích hợp vào các lớp chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, mở rộng chuyển giao quy trình sản xuất và tri thức tổng hợp từ các viện, trường; là tổ chức các khóa học ngắn ngày, thí điểm các mô hình dạy nghề nông cho học sinh, sinh viên theo các cấp độ. Lồng ghép vào các chương trình tư vấn hỗ trợ khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo do các chuyên gia tâm huyết phụ trách. Giới thiệu, định hướng qua các chuyên mục “Tư vấn nhà nông”, “Cùng nhà nông làm giàu”, “Nhà nông và nghề nông”, “Khuyến nông để mang tri thức về làng”, “Sổ tay nhà nông”, “Kiến thức cuộc sống”… của các cơ quan truyền thông, báo chí trung ương và địa phương. Tổ chức định kỳ các buổi sinh hoạt chuyên đề trong các không gian học tập cộng đồng, không gian tương tác cộng đồng của nông dân, của người dân nông thôn, như: Hội quán, Ngôi nhà trí tuệ, Nông hội,…

Chuyên nghiệp không có điểm dừng, tri thức không có giới hạn. Do đó, cần có cách tiếp cận từng bước, linh hoạt, tùy theo điều kiện, năng lực sẵn có và nhu cầu của từng nhóm đối tượng nông dân…

NGUYÊN TOÀN lược ghi