【ket qua bong đa truc tiep】Từ vụ AnyCar bán xe Honda City bị tua km: Mua danh ba vạn, bán danh ba đồng

Gần đây,ừvụAnyCarbánxeHondaCitybịtuakmMuadanhbavạnbándanhbađồket qua bong đa truc tiep vụ việc một khách hàng "bóc phốt" showroom ô tô AnyCar ở quận Long Biên (Hà Nội) trên mạng xã hội vì mua phải chiếc Honda City đời 2017 bị tua lại đồng hồ ODO đến 120.000km đã thu hút sự quan tâm của cộng đồng. Thậm chí, nhiều người đã lên tiếng bênh vực vị khách này và cho rằng AnyCar "lừa dối khách hàng".

Mâu thuẫn bị đẩy đi quá xa

Sau khi bị cộng đồng mạng "tấn công", AnyCar đã có động thái mạnh mẽ mà ít người ngờ tới, đó là gửi đơn tố cáo đối với anh L.T.A -  một Facebooker, Youtuber có tiếng trong giới review xe với lý do đăng tải thông tin không đúng sự thật.

Đơn tố cáo được AnyCar gửi tới 5 cơ quan gồm Công an quận Long Biên, Viện Kiểm sát nhân dân quận Long Biên, Tòa án quận Long Biên, Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm công nghệ cao, Công an TP. Hà Nội và Thanh tra Bộ TT&TT.

Hồ sơ tố giác tội phạm đã được AnyCar gửi tới cơ quan công an. (Ảnh: AnyCar Việt Nam)

Trước đó, trong bài đăng của mình, Facebooker L.T.A đã viết: "Việc xe ô tô cũ bị tác động vào đồng hồ đếm số kilomet đi được để làm cho xe có vẻ mới hơn là việc mình đã nói đến trong 1 video từ 4 năm trước. Anh em thợ xe chỉ mất vài phút là có thể tuỳ biến cái đồng hồ trên xe. Về lý thì đây là 1 hình thức lừa đảo, mà cái sự lừa đảo này ngoài việc làm cho khách hàng mất nhiều tiền hơn để mua xe, rất có thể còn mất cả sức khoẻ vì nghĩ cái xe đó vẫn ngon, vẫn mới rồi bỏ qua việc bảo dưỡng sửa chữa…

AnyCar là 1 doanh nghiệp buôn xe cũ danh tiếng nhất Việt Nam, họ buôn bán lâu năm rồi chứ không phải là mới. Hình ảnh trong bài này là 1 khách hàng mua chiếc Honda City đời 2017 được “tua” odo từ hơn 18 vạn km thành 6 vạn km. Tất nhiên, vì AnyCar là lão làng nên trong cam kết đặt cọc, chả có dòng nào nói về việc thay đổi ODO cả...".

Chiếc Honda City bán cho khách hàng N.H.T bị tố đã tua ngược ODO đến 12 vạn km. (Ảnh: AnyCar)

Nói với VietNamNet, phía AnyCar cho rằng mình vẫn làm đúng những gì trong phạm vi cam kết với khách hàng N.H.T, đồng thời khẳng định những chia sẻ, nhận định của Facebooker L.T.A là không có căn cứ, ảnh hưởng lớn đến hoạt động, thương hiệu của công ty.

"Việc tố cáo về những nội dung mà AnyCar cho là không chính xác trước tiên là để bảo vệ mình chứ chưa phải là 'đòn phản công' gì. Bức xúc nhất của AnyCar là bị cộng đồng mạng quy chụp vô cớ mà không có bằng chứng. Nếu có bất cứ phản hồi, phàn nàn hay đề nghị có căn cứ nào, khách hàng cần đến làm việc trực tiếp và không nên qua bên thứ ba không hiểu rõ sự việc”, đại diện AnyCar Việt Nam nhấn mạnh.

Phía AnyCar cũng cho rằng, mình chỉ là đơn vị trung gian ký gửi, đồng thời đứng ra thẩm định chất lượng xe đầu vào, tư vấn giá phù hợp. Mỗi xe mua bán "qua tay", đơn vị này chỉ nhận 0,8-1,5% giá trị giao dịch. Trường hợp chiếc Honda City đời 2017 của anh T., AnyCar thu 1,0%, tức là 3,8 triệu đồng.

Sau khi phía AnyCar đã lên tiếng phân trần để bảo vệ mình, nhiều người theo dõi vụ việc vẫn không khỏi thắc mắc về vai trò "trung gian ký gửi" của AnyCar cũng như trách nhiệm của đơn vị này đến đâu khi đã đứng ra để thực hiện giao dịch với khách hàng.

Và việc chỉ thu được lợi nhuận gần 4 triệu đồng từ "thương vụ" này, AnyCar lại bị mang tiếng "lừa dối khách hàng", đồng thời đối đầu với cộng đồng mạng liệu có đáng?

Thông tin về ODO của chiếc Honda City đều được AnyCar công bố là 66.276km, nhưng thực tế khách hàng sau khi đến kiểm tra tại hãng đã ghi nhận chiếc xe đi được hơn 180.000km.

Mua danh ba vạn, bán danh ba đồng

Chia sẻ dưới góc nhìn về truyền thông thương hiệu, chuyên gia marketing Nguyễn Văn Phương - Giám đốc điều hành Học viện Quản trị kinh doanh Sage nhận định, việc AnyCar tiếp tục đâm đơn tố cáo Facebooker trong thời điểm này, dù chưa biết đúng sai ra sao cũng có thể là bước đi sai lầm, sẽ làm sự việc đi quá xa đến mức những người trong cuộc cũng không thể kiểm soát nổi.

Nói về chiếc Honda City bị khách hàng tố đã tua ODO, ông Phương cho rằng, xét về đặc tính sản phẩm thì một chiếc xe lăn bánh 60.000 và 180.000 km là khác hẳn nhau. Con số này có thể tác động trực tiếp đến thái độ và hành vi mua hàng, vì thế nếu thông tin đưa ra không đúng, khách hàng dù mua rồi cũng có quyền "bắt đền".

"Phía AnyCar Long Biên nói đây chỉ là ô tô ký gửi và không thể xác định được chính xác con số ODO thì nên nói rõ cho khách hàng biết trong quá trình ra quyết định mua xe. Và sau khi mua bán, nếu khách phàn nàn có cơ sở về con số ODO, showroom này hoàn toàn có thể có cách giải quyết êm thuận hơn rất nhiều, đó là trả lại xe về với chủ ký gửi, trả lại tiền cho khách hàng cùng lời xin lỗi vì cả hai đều là nạn nhân, vậy là xong", ông P. nói.

Vị chuyên gia marketing này phân tích thêm, một cơ sở kinh doanh nói chung và kinh doanh ô tô đã qua sử dụng nói riêng thường mất rất nhiều năm để gây dựng tên tuổi, thương hiệu. Tuy vậy, chỉ từ một vài vụ việc thiếu minh bạch, xử lý không khéo có thể khiến hàng nghìn khách hàng quay lưng.

"AnyCar là một cái tên lớn tại thị trường ô tô đã qua sử dụng tại Hà Nội và Việt Nam, càng không nên nhập nhèm thông tin về sản phẩm. 'Mua danh ba vạn, bán danh ba đồng', doanh nghiệp làm dịch vụ mà đôi co với khách hàng rồi 'tố' người lên tiếng bảo vệ khách là rất dở. Qua vụ việc này, chắc chắn thương hiệu AnyCar sẽ ít nhiều bị ảnh hưởng, đấy là điều tôi thấy đáng tiếc", ông Phương chia sẻ quan điểm.

Khu vực trưng bày của AnyCar Long Biên trở nên khá vắng vẻ sau những "lùm xùm" mới đây. (Ảnh: Hoàng Hiệp)

Còn với góc nhìn của một người từng nhiều năm sửa chữa, mua bán xe cũ, kỹ sư Dương Trung Kiên - Giám đốc Công ty TNHH Kiên Phong (Cầu Giấy, Hà Nội) chia sẻ, việc tua lại ODO thực hiện rất dễ dàng với chi phí chỉ vài trăm nghìn đồng. Thế nên, cánh thợ xe cũng như showroom thường xuyên sử dụng chiêu này để giúp chiếc xe có vẻ "ít giờ bay" hơn, nhằm bán được giá cao.

"Các chiêu tua ODO được thực hiện khá tinh vi, nhưng với những người am hiểu về kỹ thuật xe thì dù tua khoảng 3-4 vạn km đã có thể nhận ra. Thế nên phía showroom giải thích là 'không xác định được ODO thực tế' là khó chấp nhận được", kỹ sư Kiên nhận định.

Theo vị chuyên gia này, việc mua xe ô tô đã qua sử dụng hiện nay vẫn như "canh bạc" vì khách hàng khó có thể biết được tình trạng thực sự của xe. Không ít trường hợp ngậm đắng nuốt cay vì trót mua phải chiếc xe trôi nổi, kém chất lượng so với số tiền bỏ ra. Do vậy, khách hàng có xu hướng tìm đến những cơ sở showroom lớn, uy tín để mua xe vì đã được một bên có chuyên môn kiểm tra kỹ càng.

Thế nhưng, khi chính phía showroom mà khách hàng đặt niềm tin và sẵn sàng bỏ thêm tiền để "mua" sự yên tâm cũng không đảm bảo được chất lượng xe, hoặc đưa ra thông tin không chính xác về tình trạng chiếc xe sẽ là phụ lòng tin của họ. Vậy nên việc bị cộng đồng quay lưng là điều khó tránh.

Hoàng Hiệp

Bạn có góc nhìn nào về nội dung trên? Hãy để lại ý kiến dưới phần bình luận. Mời bạn đọc cộng tác, gửi tin bài về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!

Vụ Honda City bị tua 120.000 km: AnyCar nói

Vụ Honda City bị tua 120.000 km: AnyCar nói "không thể xác định ODO thật"

"Hiện Any Car không có đủ năng lực để kiểm tra số km đã đi thực tế, ở Việt Nam hiện nay việc xác minh thông số lăn bánh là chưa thể làm được. Bán chiếc Honda City bị nghi tua ngược ODO, AnyCar chỉ lãi 3,8 triệu đồng".