游客发表
发帖时间:2025-01-10 08:07:45
Nhiều đơn vị đã xác định được yêu cầu và tầm quan trọng của công tác này, vì vậy việc phát hiện vi phạm, xác lập hồ sơ xử lý, giải quyết các vụ việc, về cơ bản đã được các đơn vị thực hiện một cách kịp thời, hiệu quả theo trình tự, thủ tục, đảm bảo tuân thủ pháp luật về thẩm quyền, mức phạt và các căn cứ pháp lý trong các quyết định hành chính một cách đầy đủ và chặt chẽ.
Theo thống kê đến 15-12-2015, toàn ngành Hải quan đã phát hiện và xử lý vi phạm hành chính 18.448 vụ; số vụ khởi tố hình sự là 128 vụ (trong đó, cơ quan Hải quan khởi tố 34 vụ, cơ quan khác khởi tố 94 vụ); 7 vụ bị khởi kiện tại Tòa án hành chính. Theo đó, có 13.522 vụ vi phạm về thủ tục hải quan, chiếm 73,3%; 1.070 vụ vi phạm về khai hải quan nhưng không ảnh hưởng đến thuế, chiếm 5,8%; 1.310 vụ vi phạm về kiểm soát hải quan, chiếm 7,1%... Như vậy, số vụ vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan được phát hiện và xử lý vẫn chủ yếu là vi phạm về thủ tục hải quan; các hành vi vi phạm khác liên quan đến nhóm hành vi, chính sách mặt hàng và các hành vi vi phạm về kiểm soát hải quan chiếm tỷ lệ không cao nhưng trị giá tang vật vi phạm lớn, chiếm 215 tỷ đồng.
Theo Vụ Pháp chế (Tổng cục Hải quan), trên cơ sở quy định mới tại Luật Hải quan 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành, Tổng cục Hải quan đã dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 127/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan (gọi tắt là Nghị định 127). Thông qua các hội nghị lấy ý kiến vào dự thảo, các đơn vị trong toàn Ngành đã trao đổi khó khăn, vướng mắc và kinh nghiệm trong quá trình triển khai thực hiện Luật Xử lý vi phạm hành chính và Nghị định 127. Vụ Pháp chế cho biết, thống kê kết quả thực hiện công tác xử phạt vi phạm hành chính của ngành Hải quan từ khi Nghị định 127 có hiệu lực đến nay cho thấy, các đơn vị trong toàn ngành đã chủ động trong việc xây dựng kế hoạch kiểm tra, tự kiểm tra và tiến hành thực hiện việc kiểm tra nội bộ các công tác này trong phạm vi, thuộc quyền quản lý của mình. Thông qua công tác kiểm tra, tự kiểm tra các đơn vị đã kịp thời chấn chỉnh, khắc phục những sai sót, tồn tại; kiến nghị sửa đổi, bổ sung những khó khăn, vướng mắc khi thực hiện pháp luật về xử lý vi phạm hành chính. Về cơ bản, các đơn vị trong toàn ngành đã xác định công tác tham gia tố tụng hành chính và bồi thường nhà nước là một trong những công tác quan trọng nên các đơn vị đã có sự quan tâm, đầu tư về nhân lực cho công tác này. Những vụ việc vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện tố tụng hành chính tại Tòa đã được các đơn vị chủ động nghiên cứu, báo cáo Tổng cục hỗ trợ pháp lý và trao đổi thống nhất với các cơ quan liên quan để thực hiện theo đúng quy định.
Nhằm hỗ trợ công tác này một cách hiệu quả và để giúp CBCC trong Ngành thống nhất được cách hiểu, thực hiện các trình tự, thủ tục tham gia tố tụng hành chính tại Tòa, Tổng cục Hải quan đã ban hành Quyết định số 2901/QĐ-TCHQ hướng dẫn nội bộ về trình tự, thủ tục tham gia tố tụng hành chính của ngành Hải quan. Vì vậy, khi phát sinh vụ việc bị khởi kiện tại Tòa án, nhiều CBCC trong Ngành đã nắm được quy trình thủ tục, có trách nhiệm cao trong chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ, tài liệu, chứng cứ, thảo luận nội bộ, rà soát hồ sơ đối chiếu các quy định của pháp luật để tham gia giải quyết vụ án. Đối với những vướng mắc phát sinh trong quá trình tham gia tố tụng hành chính tại Tòa án đã được các đơn vị nghiệp vụ thuộc, trực thuộc giải quyết triệt để.
Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác này vẫn tồn tại những hạn chế nhất định. Theo Vụ Pháp chế, một số đơn vị còn nhiều sai sót trong việc lập Biên bản vi phạm hành chính như: Chưa đảm bảo tính kịp thời, trích dẫn căn cứ liên quan chưa chính xác, thông tin sơ sài… Một số vụ vi phạm có trị giá tang vật vi phạm lớn, số thuế gian lận, trốn thuế lớn (trên 100 triệu đồng) nhưng trong hồ sơ xử phạt không thể hiện kết quả điều tra, xác minh làm rõ hành vi vi phạm; không có biên bản làm việc với tổ chức, cá nhân vi phạm…
Để nâng cao trách nhiệm, hiệu quả trong công tác xử lý vi phạm hành chính, tham gia tố tụng hành chính tại Tòa và công tác trách nhiệm bồi thường của Nhà nước, khắc phục các hạn chế còn tồn tại, Tổng cục Hải quan đề nghị các đơn vị khi phát hiện hành vi vi phạm hành chính phải tiến hành lập biên bản vi phạm kịp thời, việc lập biên bản vi phạm hành chính phải được thực hiện đầy đủ theo quy định tại Điều 58 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
Tổng cục Hải quan nhấn mạnh, khi xem xét hồ sơ vụ việc nếu có đủ cơ sở xử lý hình sự trong trường hợp phát hiện vụ việc vi phạm XNK hàng cấm, tang vật có trị giá lớn thì người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính cần xem xét khởi tố vụ án hình sự theo quy định, chuyển giao hồ sơ, tang vật vi phạm cho cơ quan Điều tra tiến hành thủ tục tố tụng hình sự.
Tổng cục Hải quan cho rằng, các đơn vị cần tăng cường công tác tự kiểm tra, rà soát các vụ vi phạm đã giải quyết, khắc phục các hạn chế, thiếu sót còn tồn tại đề hoàn thiện, chấn chỉnh nhằm đưa công tác này đạt hiệu quả cao hơn và đi vào chiều sâu. Tổng cục Hải quan cũng đề nghị, ngay sau khi Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 127 các đơn vị cần nghiên cứu, tổ chức tập huấn, triển khai thực hiện quy định mới về công tác này để thống nhất thực hiện trong thực tế tại đơn vị.
相关内容
随机阅读
热门排行
友情链接