【cách tính đề miền bắc】Xử lý gần 7.600 tấn bột đạm động vật là vật chứng vụ án buôn lậu
Cảng TPHCM đang lưu giữ lượng lớn bột thịt xương, thức ăn chăn nuôi nhập khẩu chờ xử lý. Ảnh: T.H |
Theo thông tin từ Công an TPHCM, 7 lô hàng gồm gần 7.600 tấn bột đạm động vật là vật chứng vụ án “buôn lậu”, “đưa hối lộ”, “nhận hối lộ”, “lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” xảy ra tại TPHCM và một số tỉnh, thành trên cả nước theo Quyết định khởi tố vụ án số 969-01/QĐ-VPCQCSĐT-Đ4 ngày 31/8/2023 và Quyết định bổ sung quyết định khởi tố vụ án hình sự số 4925/QĐ-VPCQCSĐT-Đ3 ngày 17/4/2024.
Tang vật trên là bột đạm động vật nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi, thủy sản. Tuy nhiên, đã hết hạn sử dụng để làm nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi, thủy sản.
Vật chứng vụ án nêu trên do Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an TPHCM tạm giữ và quyết định xử lý bằng hình thức bán niêm yết để sử dụng làm nguyên liệu sản xuất phân bón.
Đơn giá bán tài sản: 2.474 đồng/kg. Đơn giá này là đơn giá bán nguyên trạng tại địa điểm lưu giữ, đã bao gồm thuế VAT (nếu có), chưa bao gồm các loại thuế, chi phí liên quan khác (nếu có).
Số tang vật trên đang được lưu giữ tại 7 kho hàng tại TPHCM, Bình Dương, Long An, Đồng Nai và Hải Phòng.
Theo tìm hiểu của phóng viên, liên quan Quyết định khởi tố vụ án hình sự số 969-01 ngày 31/8/2023 của Công an TPHCM nêu trên, ngày 25/8/2023, Công an TPHCM kiểm tra 2 lô hàng theo khai báo của doanh nghiệp gồm: 10 container bột hồng cầu heo nhập khẩu có xuất xứ từ Pháp (là mặt hàng không đủ điều kiện nhập khẩu về Việt Nam) với khối lượng 117 tấn, trị giá trên 3,2 tỷ đồng qua cảng container quốc tế SP-ITC do Công ty TNHH xuất nhập khẩu dinh dưỡng Hoàng Sa (địa chỉ phường Bến Nghé, quận 1, TPHCM) đứng tên trên tờ khai hải quan nhập khẩu.
Kết quả điều tra thực tế xác định hàng hóa thuộc 10 container trên là bột hồng cầu bò được sản xuất tại cơ sở sản xuất VAPRAN SAS của Pháp, được Công ty Hoàng Sa (do Trần Nguyên Bình và Đỗ Thùy Nhung làm chủ) ký hợp đồng mua bán với Công ty CERESOS PTE LTD nhập khẩu về, sau đó làm giả giấy chứng nhận kiểm dịch (H/C) của Pháp; thông đồng với cán bộ Trạm kiểm dịch động vật Cảng – Bưu điện và Chi cục Thú y vùng VI để cho ra kết quả kiểm dịch đủ điều kiện để làm thủ tục thông quan hàng hóa.
Kết quả điều tra bước đầu, cơ quan Công an xác định, ngoài Công ty Hoàng Sa, Bình và Nhung còn thành lập nhiều công ty khác để thực hiện việc nhập khẩu hàng hóa này.
Bằng các pháp nhân trên, Bình và Nhung nhập khẩu trái phép các sản phẩm bột hồng cầu, bột xương loài động vật nhai lại (bò, cừu...) ở các quốc gia châu Âu không được nhập vào Việt Nam (các quốc gia từng có dịch bệnh bò điên, nguy cơ dịch bệnh bò điên) về bán cho các xưởng, nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam. Chỉ trong 8 tháng năm 2023, Bình và Nhung nhập khẩu trót lọt hơn 77.400 tấn hàng, trị giá hơn 950 tỷ đồng.
Theo số liệu thống kê của Cục Hải quan TPHCM, đơn vị đã rà soát, đề xuất phương án xử lý trên 1.600 container bột thịt xương, thức ăn gia súc nhập khẩu đang được lưu giữ tại các cảng TPHCM. Trong đó, tại Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực 1 có 1.487 container; Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực 3 có 119 container; Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực 4 có 15 container. |