【ban xep han phap】Hà Nội: Từ 1/8, tăng viện phí không thuộc phạm vi thanh toán BHYT

>> Hà Nội thông qua nghị quyết giảm ùn tắc giao thong

Chiều 4/7,àNộiTừtăngviệnphíkhôngthuộcphạmvithanhtoában xep han phap tại kỳ họp thứ 4, HĐND TP Hà Nội khóa XV, nhiệm kỳ 2016 - 2021 đã thông qua Nghị quyết quy định giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh không thuộc phạm vi thanh toán của Quỹ Bảo hiểm y tế đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước thuộc TP Hà Nội.

Theo đó, từ 1/8/2017, 1.930 dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh của các cơ sở y tế trên địa bàn thành phố sẽ được tính thêm chi phí trực tiếp và tiền lương bác sĩ theo quy định tại Thông tư số 02/2017/TT-BYT ngày 15/3/2017 của Bộ Y tế, áp dụng với người bệnh không có thẻ bảo hiểm y tế.

Cụ thể, những đối tượng được áp dụng là các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của nhà nước thuộc thành phố Hà Nội gồm: Các bệnh viện đa khoa, chuyên khoa thành phố, trung tâm chuyên khoa, bệnh viện đa khoa tuyến huyện, phòng khám đa khoa, nhà hộ sinh, trạm y tế xã phường, thị trấn; người bệnh chưa tham gia bảo hiểm y tế; người bệnh có thẻ BHYT nhưng đi khám, chữa bệnh hoặc sử dụng các dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh không thuộc phạm vi thanh toán của quỹ BHYT…

Cùng ngày, HĐND TP Hà Nội đã thông qua Nghị quyết Quy định việc xử lý các cơ sở không bảo đảm yêu cầu về phòng cháy và chữa cháy (PCCC) trên địa bàn thành phố Hà Nội được đưa vào sử dụng trước khi Luật PCCC số 27/2001/QH10 có hiệu lực.

Theo đó, Nghị quyết đã nêu các quy định về xử lý đối với cơ sở không bảo đảm yêu cầu phòng cháy và chữa cháy, gồm: Bố trí mặt bằng, công năng sử dụng; giao thông phục vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; khoảng cách an toàn về PCCC; bậc chịu lửa; lối ra thoát nạn; ngăn cháy lan; trang bị phương tiện PCCC và hệ thống kỹ thuật có liên quan về PCCC… Đồng thời, nghị quyết cũng thông qua quy định xử lý gần 600 cơ sở không bảo đảm yêu cầu về PCCC.

Theo báo cáo của UBND TP Hà Nội, trên địa bàn thành phố hiện có 43.286 cơ sở thuộc diện quản lý về phòng cháy, chữa cháy. Từ năm 2011 đến nay, cảnh sát phòng cháy, chữa cháy thành phố đã tổ chức kiểm tra, phúc tra trên 152 nghìn lượt cơ sở; phát hiện và yêu cầu cơ sở khắc phục trên 486 nghìn tồn tại, thiếu sót về phòng cháy chữa cháy; xử lý vi phạm gần 20 nghìn lượt tổ chức, cá nhân với tổng số tiền phạt trên 31 tỷ đồng...

Số cơ sở không bảo đảm yêu cầu về PCCC được đưa vào sử dụng trước thời điểm Luật Phòng cháy, chữa cháy số 27/2001/QH10 có hiệu lực là 592 cơ sở. Ngoài ra, Hà Nội hiện có gần 1.300 khu chung cư cũ và 306 khu chung cư độc lập có quy mô từ 2-5 tầng, đa số đã hết niên hạn sử dụng, xuống cấp, không được đầu tư trang bị phương tiện PCCC có nguy cơ cháy, nổ cao.

Theo thống kê, từ năm 2011 đến năm 2016, trên địa bàn thành phố Hà Nội xảy ra 6.254 vụ cháy, nổ các loại. Trong đó, 76 vụ cháy lớn, gây thiệt hại nghiêm trọng, 995 vụ cháy trung bình; 2.588 vụ cháy nhỏ và 2.595 vụ cháy do sự cố trên hệ thống lưới điện, cháy bãi rác... làm 74 người chết, 140 người bị thương, thiệt hại về tài sản ước tính 588 tỷ đồng.

Trước đó, Nghị quyết về Quy định mức thu học phí đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập của TP Hà Nội năm học 2071-2018 cũng đã được HĐND thành phố thông qua. Theo đó, trong năm học 2017-2018, mức thu học phí đối với các chương trình giáo dục đại trà cấp học mầm non, phổ thông, giáo dục thường xuyên công lập sẽ được điều chỉnh tăng như sau: Ở vùng thành thị, mức thu học phí năm học 2017-2018 là 110.000 đồng/tháng/học sinh (tăng 30.000 đồng so với năm học trước); ở vùng nông thôn, mức thu là 55.000 đồng/tháng/học sinh (tăng 15.000 đồng so với năm học trước) và ở vùng miền núi, mức thu là 14.000 đồng/tháng/học sinh (tăng 4.000 đồng so với năm học trước).

Khánh Linh