TheỹvàNhậthợplựcsảnxuấttênlửađánhchặnmớinhằmđốiphóTriềuTiêsoi kèo hạng 2 tây ban nhao tin tức từ báo An ninh Thủ đô, các cơ quan quốc phòng hai nước đã sẵn sàng chế tạo các bộ phận của tên lửa đánh chặn SM-3 Block IIA tại Nhật Bản, và thử nghiệm chúng từ các tàu chiến trang bị hệ thống chiến đấu Aegis vào đầu năm 2017 tại Thái Bình Dương, gần quần đảo Hawaii.
Hôm 8/12/2015, Mỹ và Nhật Bản đã lần thứ 2 thử nghiệm thành công tên lửa đánh chặn SM-3 Block IIA ở bãi phóng thử Point Mugu, California, sau vụ thử nghiệm đầu tiên diễn ra hôm 6/6/2015.
Mỹ và Nhật Bản đã từng thử nghiệm khả năng bay của tên lửa đánh chặn SM-3 Block IIA. Ảnh: DOD
SM-3 Block IIA là phiên bản mới nhất của “gia đình” tên lửa đánh chặn SM-3 trong hệ thống chiến đấu Aegis do Mỹ và Nhật Bản hợp tác phát triển để đối phó với nguy cơ tiến công bằng tên lửa.
Theo tạp chí quân sự IHS Jane’s Defense, nhà thầu Raytheon chịu trách nhiệm thiết kế phần cứng, hệ thống điều khiển và hệ thống đánh chặn, trong khi tập đoàn của Nhật Bản phụ trách phát triển tầng thứ hai và thứ ba trong quá trình phóng, hệ thống điều khiển và đầu đạn.
Mỹ đã đóng góp khoảng 2 tỷ USD cho chương trình phát triển tên lửa đạn đạo chung nói trên, được triển khai từ năm 2006, trong khi Nhật Bản đóng góp 1 tỷ USD.
Một số báo cáo cho biết tên lửa SM-3 Block IIA được thiết kế nhằm phá hủy các mối đe dọa tên lửa đạn đạo tầm ngắn tới tầm xa trên không gian và có thể được triển khai ở những khu vực có hệ thống phòng thủ tên lửa lớp Aegis.
Trang mạng của nhà thầu Raytheon từng đánh giá về loại tên lửa này: "Động cơ lớn hơn cho phép tên lửa có khả năng đánh chặn các mối đe dọa tên lửa đạn đạo ở vùng rộng hơn, cũng như cho phép mang đầu đạn lớn hơn khi làm nhiệm vụ", báo Dân Trí đưa tin.
Mỹ Linh (T/h)
Hoài Linh nói về cát sê 3 tỷ sau khi thành NSƯT