Cúp C2

【ty so thuy sy】Chiến lược toàn cầu chống lại virus lây truyền qua đường thực phẩm

时间:2010-12-5 17:23:32  作者:Cúp C2   来源:Ngoại Hạng Anh  查看:  评论:0
内容摘要: Thực phẩm không an toàn dễ gây nên ngộ độc và nhiễm virus. Ảnh minh họa: Báo Điện tử Chính phủDựa t ty so thuy sy

 Thực phẩm không an toàn dễ gây nên ngộ độc và nhiễm virus. Ảnh minh họa: Báo Điện tử Chính phủ

Dựa trên nghiên cứu từ các viện nghiên cứu hàng đầu như Wageningen Food Safety Research, Eramus MC, Đại học Mahidol và Đại học Delaware, báo cáo nêu bật tác động to lớn của Norovirus (virus gây nôn mửa mùa đông), Viêm gan A và Viêm gan E trong việc gây ra bệnh tật trên diện rộng. Những phát hiện này nhấn mạnh nhu cầu cấp thiết phải thực hiện và cải thiện phương pháp phát hiện bệnh, đồng thời củng cố quy định an toàn thực phẩm chặt chẽ hơn, cũng như tăng cường hợp tác toàn cầu để giảm thiểu các mối đe dọa từ virus này.

Norovirus: Thách thức dai dẳng trên toàn cầu

Norovirus, được biết đến là virus gây nôn mửa mùa đông, là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra các bệnh do virus lây truyền từ thực phẩm. Cụ thể, mỗi năm loại virus này gây ra 125 triệu ca nhiễm và 35.000 ca tử vong.

Khả năng lây nhiễm đặc biệt, khả năng tồn tại trong môi trường và khả năng kháng nhiều chất khử trùng đã biến Norovirus trở thành “kẻ thù đáng gờm”. Nguy cơ nhiễm bệnh xuất hiện trên toàn bộ chuỗi cung ứng thực phẩm, từ sản xuất đến chế biến, thường ảnh hưởng đến thực phẩm ăn liền, quả đông lạnh và các loại nghêu, sò, ốc, hến (còn gọi là động vật có vỏ).

Các nhóm dễ bị tổn thương như trẻ nhỏ, người già và những người bị suy giảm hệ miễn dịch có nguy cơ mắc norovirus cao hơn.

Sự toàn cầu hóa của hoạt động buôn bán thực phẩm đã và đang làm trầm trọng thêm vấn đề này, vì các sản phẩm nhiễm virus có thể đi qua các châu lục, từ đó gây nên những đợt bùng dịch trên diện rộng.

Viêm gan A và Viêm gan E: Mối quan tâm mới nổi về an toàn thực phẩm

Virus Viêm gan A, gây ra khoảng 14 triệu ca bệnh và 27.000 ca tử vong hàng năm, cũng được nhận định là mối quan ngại đáng kể, đặc biệt là ở những khu vực có điều kiện vệ sinh không đầy đủ. Thường liên quan đến nông sản tươi sống, quả đông lạnh và hải sản, virus Viêm gan A phát triển mạnh trong môi trường vệ sinh kém.

Viêm gan E, một loại virus lây truyền từ động vật sang người, được biết đến là loại virus chủ yếu liên quan đến thịt lợn nấu chưa chín và thịt thú rừng. Bệnh đặt ra những thách thức riêng, đặc biệt đối với những người có hệ thống miễn dịch suy yếu vì nó có thể gây ra các bệnh gan cấp tính và mãn tính. Cả hai loại virus đều thể hiện rõ mối quan hệ phức tạp giữa an toàn thực phẩm, thương mại toàn cầu và sức khỏe cộng đồng.

Tiến bộ và thách thức dai dẳng

Đến nay, tiến bộ trong công nghệ đã củng cố khả năng phát hiện virus trong thực phẩm, với các phương pháp chuẩn hóa như ISO 15216 đối với Norovirus và Viêm gan A. Các phương pháp này đã cải thiện độ chính xác của việc phát hiện virus trong rau lá xanh, quả mọng và động vật có vỏ.

Tuy nhiên, vẫn tồn tại nhiều thách thức đáng kể, đặc biệt là trong việc phân biệt giữa các loại virus truyền nhiễm và không truyền nhiễm, cũng như thách thức về đảm bảo kết quả đáng tin cậy trong các “ma trận thực phẩm phức tạp”.

Ngoài ra, sự chênh lệch về nguồn lực giữa các quốc gia cũng đang cản trở việc triển khai rộng rãi các phương pháp tiên tiến này.

Giải quyết sự chênh lệch trong giám sát và ứng phó

Theo ghi nhận, các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình thường thiếu nguồn lực để triển khai hệ thống giám sát toàn diện, dẫn đến việc báo cáo không đầy đủ và dữ liệu về các đợt bùng dịch do virus lây nhiễm qua đường thực phẩm còn hạn chế. Ngược lại, các quốc gia có thu nhập cao được hưởng lợi từ các hệ thống giám sát mạnh mẽ hơn, nhưng lại phải đối mặt với những thách thức liên quan đến thực phẩm nhập khẩu từ các khu vực có dịch bệnh lưu hành cao. Việc giải quyết những chênh lệch này là rất quan trọng để đảm bảo mức độ bảo vệ công bằng trong nỗ lực chống lại virus lây nhiễm qua đường thực phẩm và thúc đẩy khả năng phục hồi sức khỏe toàn cầu.

Xây dựng một tương lai an toàn cho hệ thống thực phẩm toàn cầu

Để giảm thiểu rủi ro do virus gây ra qua đường thực phẩm, FAO và WHO khuyến nghị tăng cường các biện pháp vệ sinh và xử lý thực phẩm, cải thiện hệ thống giám sát và áp dụng các phương pháp thử nghiệm chuẩn hóa. Ngoài ra, áp dụng thực hiện các sáng kiến xây dựng năng lực là điều cần thiết để trao quyền và chuyển giao chuyên môn cần thiết cho các khu vực có nguồn lực thấp để phát hiện và quản lý tình trạng ô nhiễm từ virus.

Các chiến dịch nâng cao nhận thức của người dân có thể tăng cường hơn nữa các nỗ lực phòng ngừa bằng cách nhấn mạnh vào vệ sinh cá nhân và thực hành an toàn thực phẩm…

Tiến trình toàn cầu hóa, gia tăng dân số và biến đổi khí hậu cũng làm gia tăng rủi ro. Do đó, việc ưu tiên đầu tư vào cơ sở hạ tầng và nghiên cứu an toàn thực phẩm đã và đang trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.

Báo cáo của FAO và WHO khẳng định, nỗ lực hành động và thúc đẩy hợp tác là một bước tiến quan trọng hướng tới tương lai, nơi sức khỏe cộng đồng được bảo vệ trước các mối đe dọa lan rộng của virus gây ra từ thực phẩm.

copyright © 2025 powered by Empire777   sitemap