Đây là nội dung chính trong công văn do Tổng cục QLTT vừa ban hành về việc mở đợt cao điểm kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về kinh doanh mặt hàng đường cát cuối năm 2019.
Trong thời gian qua,ếtchặtquảnlýmặthàngđườngcáttạicáctỉnhmiềnTrungmiềnhận định milan tình trạng buôn lậu đường cát qua biên giới, nhất là tại một số tỉnh khu vực Tây Nam có chiều hướng gia tăng, diễn biến phức tạp với số lượng ngày càng nhiều.
Đặc biệt, các đối tượng chở đường cát lậu công khai bằng xe tải lớn, khi đưa vào thị trường trong nước bán tại các cửa hàng vẫn còn nguyên bao, nhãn mác nước ngoài, thay vì trước đây sử dụng hình thức sang chiết đường lậu vào những bao nhỏ, vận chuyển ban đêm để tránh phát hiện.
Thậm chí có nhiều trường hợp, đường cát lậu sau khi tập kết được gỡ bỏ bao bì của nước sản xuất rồi sử dụng bao bì, nhãn mác hoặc in theo mẫu bao bì nhãn mác của nhà máy, công ty đường trong nước mang đi tiêu thụ.
Hơn nữa, đường cát lậu còn được các đối tượng hợp thức hóa khi vận chuyển, kinh doanh để qua mặt cơ quan chức năng dưới nhiều hình thức như: sử dụng giấy chứng nhận an toàn thực phẩm; sử dụng vận đơn nhập khẩu đường ngoài hạn ngạch.
Trước thực trạng đó, Tổng cục QLTT ra quân mở đợt cao điểm kiểm tra mặt hàng đường cát nhằm xử lý kịp thời, triệt để các tổ chức, cá nhân có hành vi buôn lậu và gian lận thương mại mặt hàng đường; ngăn chặn, kéo giảm tình trạng vận chuyển, tàng trữ, buôn bán đường nhập lậu đang gây ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của ngành mía đường Việt Nam.
Theo đó Tổng cục QLTT yêu cầu cục QLTT các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xây dựng kế hoạch chuyên đề với mục tiêu kiểm tra, ngăn chặn việc lợi dụng sản xuất, sang chiết, phối trộn, đóng gói mặt hàng đường của các tổ chức, cá nhân nhằm hợp thức hóa đường nhập lậu; lợi dụng hóa đơn chứng từ bán thanh lý mặt hàng đường nhập lậu bị tịch thu của các cơ quan chức năng, hóa đơn mua bán đường trong nước, nhằm mục đích xoay vòng hóa đơn, hợp thức hóa cho các lô hàng đường nhập lậu khác.
Đồng thời yêu cầu các cục QLTT địa phương phối hợp với các cơ quan liên quan tại địa phương như công an, hải quan, bộ đội biên phòng tăng cường kiểm tra, kiểm soát các tổ chức, cá nhân ngăn chặn đường nhập lậu qua biên giới.
Bên cạnh đó, cần thực hiện kịp thời việc kiểm tra đột xuất khi tiếp nhận được thông tin hoặc từ kết quả thực hiện biện pháp nghiệp vụ về dấu hiệu vi phạm hoặc hành vi vi phạm của tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất, san chiết, phối trộn, đóng gói, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán mặt hàng đường./.
Tố Uyên