您现在的位置是:Empire777 > Cúp C1

【ath. bilbao đấu với getafe】Môi trường pháp lý thuận lợi, bình đẳng sẽ phát triển thị trường mua bán nợ

Empire7772025-01-11 01:23:10【Cúp C1】1人已围观

简介Nếu cơ chế hoạt động của DATC được mở ra tương tự VAMC, DATC sẽ phát huy được tối đa năng lực để nân ath. bilbao đấu với getafe

Anh traNg 9

Nếu cơ chế hoạt động của DATC được mở ra tương tự VAMC,ôitrườngpháplýthuậnlợibìnhđẳngsẽpháttriểnthịtrườngmuabánnợath. bilbao đấu với getafe DATC sẽ phát huy được tối đa năng lực để nâng cao vị thế, vai trò trong lĩnh vực mua bán xử lý nợ trong nền kinh tế.

Song, cơ chế hoạt động dành cho định chế đặc biệt này của Nhà nước vẫn còn khiêm tốn so với vị thế, vai trò cần thiết của công ty trong bối cảnh nền kinh tế phát triển nhanh và hội nhập ngày càng sâu rộng.

Hai doanh nghiệp nhà nước song hành trong mô hình xử lý nợ

Hiện nay, thị trường mua bán nợ tại Việt Nam đang trong quá trình phát triển và hàng hóa giao dịch chủ yếu là các khoản nợ của tổ chức tín dụng (TCTD) và doanh nghiệp nhà nước (DNNN). Các DN mua, bán nợ chuyên nghiệp trên thị trường hiện chủ yếu là 2 DNNN, gồm DATC và VAMC (Công ty Quản lý tài sản các TCTD Việt Nam) và các công ty mua bán nợ thuộc các ngân hàng thương mại cùng một số ít DN. Tuy nhiên, hành lang pháp lý cho các tổ chức tham gia thị trường mua bán nợ chưa hoàn chỉnh, đồng bộ.

Theo quan điểm phát triển của Đảng, Nhà nước, DATC và VAMC là 2 tổ chức cần thiết, song hành trong định hình mô hình xử lý nợ của nền kinh tế. Trong đó, VAMC xử lý nợ từ góc độ xử lý nợ xấu của TCTD - với tư cách là các chủ nợ, góp phần lành mạnh hóa tình hình tài chính của các TCTD.

Còn DATC không chỉ tham gia xử lý nợ xấu của các TCTD, mà còn thực hiện các hoạt động xử lý tài chính, hỗ trợ tái cơ cấu đối với các DN, tổ chức kinh tế và cá nhân (với tư cách là khách nợ) sau khi mua nợ; tham gia xử lý nợ theo chỉ đạo của Chính phủ. Hoạt động mua bán nợ xấu của DATC không chỉ với mục đích xử lý nợ xấu của thị trường tín dụng mà còn hướng tới hỗ trợ khách nợ xử lý dứt điểm những khó khăn về tài chính, hỗ trợ thúc đẩy DN khách nợ phục hồi sản xuất, kinh doanh.

Tuy có cùng chức năng xử lý nợ xấu, song VAMC có nhiều cơ chế hoạt động đặc thù chưa từng có tiền lệ để hỗ trợ đơn vị này hoạt động hiệu quả và xử lý được số nợ xấu “khổng lồ” hàng trăm ngàn tỷ đồng chỉ sau vài năm thành lập. Điển hình như Nghị quyết 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của các TCTD, hay trong chính cơ chế hoạt động của VAMC quy định các TCTD có trách nhiệm bán nợ xấu cho VAMC.

Có thể thấy, VAMC đang được trao các cơ chế đặc thù cần thiết cho một tổ chức xử lý nợ quốc gia như: Mô hình hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận; không coi các hoạt động liên quan đến mua bán, xử lý nợ là hoạt động đầu tư ngoài ngành; được phát hành trái phiếu đặc biệt để mua nợ; được hưởng chính sách ưu đãi về thuế GTGT và thuế TNDN; các DN khách nợ VAMC tái cơ cấu được xem xét cấp tín dụng; trở thành bên nhận bảo đảm và được thực hiện việc đăng ký giao dịch bảo đảm dựa trên hợp đồng mua bán nợ xấu mà không phải ký lại hợp đồng bảo đảm với bên bảo đảm…

Không chỉ có điểm tựa pháp lý là một hệ thống pháp luật tương đối đầy đủ, có giá trị pháp lý cao (nghị quyết của Quốc hội, Luật TCTD, nghị định, thông tư, thông tư liên tịch…), các cơ chế cho VAMC cũng liên tục được sửa đổi hoàn thiện để hỗ trợ trực tiếp cho hoạt động mua bán, xử lý nợ của công ty. Sau một thời gian hoạt động, hiện VAMC đang bổ sung thêm hoạt động như một DN mua bán xử lý nợ vì mục tiêu lợi nhuận để tăng hiệu quả hoạt động.

Trong khi đó, Nghị đinh số 129/2020/NĐ-CP tuy cơ chế hoạt động còn rất khiêm tốn so với cơ chế hoạt động của VAMC nhưng là văn bản pháp luật cao nhất của DATC tính tới thời điểm hiện tại.

Xử lý nợ không nên là “đặc quyền”

Theo ông Dương Thanh Hiền, Phó Tổng Giám đốc DATC, Nghị định 129 đã tạo vị thế mới, một cơ sở pháp lý vững vàng hơn cho DATC so với việc hoạt động theo một quyết định của Chính phủ suốt 17 năm qua. Tại Nghị định, một số cơ chế đã được bổ sung, một số vướng mắc đã được tháo gỡ, phần nào giúp DATC có thêm điểm tựa về pháp lý, thêm cơ chế để mở rộng hoạt động, nâng cao hiệu quả hỗ trợ quá trình cơ cấu, sắp xếp lại DNNN cũng như hỗ trợ các DN đang khó khăn về tài chính.

“DATC không đơn thuần chỉ hoạt động mua nợ để bán, thu nợ hay xử lý tài sản để thu nợ mà thông qua mua nợ, DATC còn thực hiện tái cơ cấu phục hồi DN khách nợ. Tái cơ cấu DN là một quá trình phức tạp với rất nhiều công việc liên quan bao gồm tái cơ cấu tài chính, tái cơ cấu tổ chức bộ máy, hoạt động kinh doanh, hệ thống quản trị, điều hành của DN... Trong đó, tái cơ cấu tài chính là hoạt động đầu tiên và rất cần thiết với các biện pháp nghiệp vụ như: giảm bớt một phần nghĩa vụ trả nợ cho DN, chuyển nợ thành vốn góp; điều chỉnh kế hoạch trả nợ; và giúp DN huy động thêm vốn từ việc phát hành cổ phiếu, hoặc giúp DN tiếp cận với nguồn vốn của các TCTD…” - ông Dương Thanh Hiền cho biết.

Xử lý nợ xấu thông qua bán và thanh lý có ưu điểm là giải quyết nhanh nợ xấu, tuy nhiên tỷ lệ thu hồi nợ xấu khá thấp. Ngược lại, tái cơ cấu nợ và hỗ trợ DN phục hồi đòi hỏi nhiều thời gian và nguồn lực. Tuy nhiên, tỷ lệ thu hồi nợ xấu của biện pháp hỗ trợ DN tái cơ cấu cao hơn khá nhiều so với bán và thanh lý nợ xấu. Do đó, mô hình công ty xử lý nợ xấu như DATC là một mô hình phổ biến ở nhiều nước, nhằm không chỉ vực dậy các DN yếu kém mà còn đem lại những lợi ích lớn về an sinh, ổn định xã hội.

Bình luận về vấn đề này, ông Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính ngân hàng cho rằng, việc mở rộng hoạt động, bổ sung cơ chế cho DATC sẽ giúp công ty tham gia mạnh mẽ hơn vào thị trường mua bán nợ, đây là điều tích cực để phát triển thị trường mua bán nợ Việt Nam. Theo vị chuyên gia này, cần bổ sung một số cơ chế để DATC có thể cung cấp tài chính và bảo lãnh cho DN cần tái cơ cấu.

Nếu cơ chế hoạt động của DATC được mở ra tương tự VAMC, DATC sẽ phát huy được tối đa năng lực để nâng cao vị thế, vai trò trong lĩnh vực mua bán xử lý nợ trong nền kinh tế. Ngoài ra, DATC cũng cần thêm các cơ chế mới tạo điều kiện áp dụng các phương thức xử lý nợ tiên tiến, đạt hiệu quả cao như: Mua bán xử lý nợ theo lô, chia sẻ lãi lỗ…

Trên thực tế, Nghị quyết 42 quy định đối tượng áp dụng là: “Tổ chức mà Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ do Chính phủ thành lập để xử lý nợ xấu của TCTD”. Với tiêu chí này, DATC cũng chính là DNNN và lâu nay vẫn thực hiện mua bán, xử lý nợ xấu từ các TCTD cũng như các DN. Như vậy, Nghị quyết 42 có phải chỉ dành riêng cho một đối tượng là VAMC hay không là một vấn đề cần được làm rõ.

“Thị trường mua bán nợ của Việt Nam vẫn còn rất sơ khai với chủ lực là VAMC và DATC. Hai công ty này có thị trường hoạt động khác nhau. DATC đang “lép vế” hơn VAMC về phạm vi hoạt động. Do đó, cần tăng cường vai trò của DATC đồng thời với việc phát triển thị trường mua bán nợ. Đến khi thị trường đã trưởng thành hơn, có nhiều thành phần tham gia thì có thể tính đến việc điều chỉnh vai trò của DATC” - ông Nguyễn Trí Hiếu nhận định.

Cơ chế hoạt động khiêm tốn khiến DATC khó phát huy lợi thế

Theo ông Dương Thanh Hiền, do cơ chế hoạt động còn rất khiêm tốn nên đã hạn chế DATC áp dụng nhiều biện pháp linh hoạt để cơ cấu lại doanh nghiệp nhanh hơn, hiệu quả hơn. Thực tế, hợp tác với DATC các doanh nghiệp sẽ có lợi hơn khi hợp tác với ngân hàng xử lý nợ xấu, vì DATC có các giải pháp tài chính hỗ trợ riêng cho doanh nghiệp khó khăn, cần tái cơ cấu, như có thể có các giải pháp về dòng tiền, giải pháp về cơ cấu lại nợ sao cho có lợi cho doanh nghiệp, miễn là có thể duy trì hoạt động của doanh nghiệp.

“Mục tiêu của ngân hàng là thu nợ, còn mục tiêu của DATC là đồng hành hỗ trợ doanh nghiệp tái cơ cấu, “hồi sinh” doanh nghiệp, chứ không phải xử lý tài sản để xóa sổ doanh nghiệp” - ông Dương Thanh Hiền chia sẻ.

Dương An

很赞哦!(5352)