Chị Dung (quê Nam Định) cho biết,áđấttăngphimãtiếtkiệmnămkhôngmuanổimiếngđấtquêgiải cúp fa chị tốt nghiệp ra trường đi làm cũng đã gần 10 năm. Hai vợ chồng chị thu nhập mỗi tháng khoảng 30 triệu đồng. Sau khi lập gia đình chị luôn nung nấu ý định mua nhà Hà Nội để gia đình có không gian sống tốt hơn, vợ chồng chị cũng yên tâm “lạc nghiệp”.
Trong tay chị hiện đang có khoảng gần 1 tỷ đồng, nhưng giá nhà Hà Nội ngày càng tăng phi mã, giá chung cư hay nhà tập thể cũ cũng nóng dần lên trong thời gian gần đây. Những căn hộ nhỏ 2 phòng ngủ ở vùng ven bây giờ cũng phải tầm 1,5-1,7 tỷ đồng/căn. Gia đình 2 bên đều khó khăn nên không thể hỗ trợ. Số tiền còn thiếu anh chị cũng không dám vay ngân hàng vì sợ áp lực trả nợ khiến gia đình lục đục. Giấc mơ có nhà Hà Nội của chị chưa biết bao giờ mới thành hiện thực.
Chị bàn với chồng hay dùng số tiền đó mua một miếng đất ở quê để đầu tư, khi nào đất lên thì bán đi lấy tiền mua chung cư ở Hà Nội, dù sao thì giá đất nền cũng tăng nhanh hơn chung cư.
Sốt đất, mảnh đất quê khi xưa tưởng không có giá trị nay cũng tăng giá. (Ảnh minh hoạ) |
Đợt vừa rồi về quê ăn giỗ, chị nghe hàng xóm kháo nhau giá đất đang tăng lên chóng mặt. Thỉnh thoảng lại thấy người vào xóm hỏi xem có nhà ai bán đất không. Mảnh đất trong ngõ trước chỉ 5-7 triệu/m2 thì nay đã tăng lên 15-18 triệu/m2, đất mặt đường nhựa là 20-25 triệu/m tùy vị trí.
Chị cũng nghĩ giá đất tăng nhưng không ngờ lại tăng phi mã như vậy. Mảnh đất 90m2 mặt đường trước cửa nhà chị trước kia chủ nhà rao giá gần 950 triệu không ai mua mà chỉ sau 1 năm, qua tay vài nhà đầu tư (môi giới bđs) miếng đất đã được sang tên chủ mới với giá 1,7 tỷ đồng.
Như vậy với số tiền 1 tỷ đồng, vợ chồng chị không thể mua được mảnh đất đẹp mặt đường có khả năng sinh lời cao, mà chỉ mua được đất trong ngõ hoặc diện tích nhỏ.
Còn anh Thịnh (sinh năm 1990, quê Bắc Giang) cho biết, năm 2013 anh tốt nghiệp đại học tại Hà Nội và đi làm với mức lương khởi điểm 10 triệu đồng/tháng. Mức lương này chỉ đủ để anh chi tiêu sinh hoạt và gửi về quê nên chưa có tiền tích lũy.
5 năm sau với kinh nghiệm trong tay, mức lương của anh tăng dần lên 15 triệu rồi 20 triệu/tháng. Lúc này anh mới tính đến việc tiết kiệm để mua nhà, lấy vợ. Hiện tại anh có trong tay khoảng 600 triệu đồng. Với số tiền này anh cũng chưa dám nghĩ đến việc mua nhà hay đất bởi nó chẳng thấm vào đâu với giá nhà đất đang lên cơn sốt như hiện nay.
Giá đất tăng phi mã, không ít người dù đi làm tại thành phố sau nhiều năm tiết kiệm vẫn không đủ mua một mảnh đất đẹp ở quê. (Ảnh minh hoạ) |
Đợt Tết vừa rồi về quê, anh Thịnh rất ngỡ ngàng khi mới chỉ trong 2 năm giá đất ở quê có mảnh đã tăng từ 3 đến 5 lần. Các nhà đầu tư xuất hiện tại nông thôn khiến tình hình giao dịch đất đai ở làng trên xóm dưới trở nên nhộn nhịp. Đi tới đâu cũng râm ran chuyện mua bán đất.
Có những mảnh đất nằm trong đường ngõ trước kia tưởng như không có giá trị thì nay cũng lên đến 5 - 7 triệu đồng/m2. Có mảnh đất đấu giá ở dự án khu đô thị cũng lên tới 25-30 triệu đồng/m2.
Nhiều người trong làng trước kia chỉ làm nông nghiệp, kinh tế khó khăn nhưng sau khi bán đất, họ đã có tiền tỷ trong tay để xây lại nhà cửa khang trang, đẹp đẽ. Bạn bè cùng trang lứa ở quê đều đã yên bề gia thất khiến bố mẹ anh càng sốt ruột và lo lắng. Bố mẹ còn khuyên anh hay về quê xin việc, nhà đất của ông bà ở quê cũng rộng rãi, thoải mái, đỡ phải lo mua nhà mua cửa. Bởi với tình hình giá đất leo thang như vậy, không biết đến bao giờ anh mới có mảnh đất “cắm dùi”.
Một số chuyên gia bất động sản cho rằng, thời gian qua tốc độ đô thị hóa ở nhiều khu vực nông thôn diễn ra mạnh mẽ, kết hợp với hệ thống hạ tầng kết nối liên vùng được mở ra đã tác động mạnh đến sự phát triển của bất động sản. Theo đó, giá đất đã tăng mạnh, nhiều vùng quê trước kia giá đất chỉ vài trăm nghìn đồng/m2 thì nay có nơi đã đến vài chục triệu đồng/m2.
"Hệ quả là khi giá đất thiết lập một mặt bằng mới, vượt xa thu nhập của người dân và không ít người dù có nhu cầu ở thực cũng không thể mua nổi đất", một vị chuyên gia nhận định.
Minh Thư(ghi)
Về quê ăn Tết, giật mình giá đất tăng "dựng đứng"
Giá đất tại nhiều khu vực nông thôn, vùng ven Hà Nội hay tỉnh lẻ tăng chóng mặt khiến cho không ít người dân rời quê lên phố phải ngậm ngùi.