Sản lượng giảm,ảithiềuquotlênđườngquotsangTháxem bong đa truc tuyến giá thành tăng
Theo báo cáo của UBND tỉnh Bắc Giang về tình hình sản xuất và các giải pháp tiêu thụ vải thiều, năm 2017 vải thiều ra hoa muộn, tỷ lệ ra hoa và đậu quả giảm 40% so với năm 2016 dẫn đến trái vải đầu vụ chất lượng không đồng đều, nhất là về kích cỡ màu sắc quả.
Diện tích trồng vải vẫn duy trì 30.000 ha, tổng sản lượng vải thiều ước đạt khoảng 55.000 – 60.000 tấn, chỉ đạt 70% so với năm 2016 (giảm từ 25.000 – 30.000 tấn so với năm 2016), trong đó vải thiều sớm khoảng 15.000 tấn, vải thiều chính vụ từ 40.000– 45.000 tấn.
Diện tích vải thiều sản xuất theo tiêu chuẩn Global Gap đảm bảo tiêu chuẩn xuất khẩu vào các thị trường cao cấp là 218 ha với sản lượng dự kiến khoảng 900 tấn, diện tích sản xuất theo tiêu chuẩn Viet Gap là 10.700 ha, sản lượng khoảng 40.000 tấn.
Tính đến hết ngày 14/6 tổng sản lượng tiêu thụ đạt trên 7 nghìn tấn, giá bản vải thiều từ đầu vụ đến nay giao động từ 30.000 – 55.000 đồng/kg, cao hơn từ 20- 30% so với năm 2016. Thị trường tiêu thụ tập trung chủ yếu là thị trường trong nước, khoảng 3.000 tấn và xuất khẩu sang Trung Quốc khoảng 4.000 tấn. Đồng thời, hiện đã có trên 40 tấn vải thiều Lục Ngạn chất lượng cao đang được bày bán tại Hệ thống siêu thị Big C.
Mở rộng thị trường tiêu thụ vải
Ông Hoàng Tuấn Anh, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công thương đánh giá thời gian qua thị trường tiêu thụ vải thiều đã được mở rộng và thành công ở nhiều mặt.
Về doanh thu và giá, theo đánh giá của tỉnh Bắc Giang, trong vụ vải thiều năm 2016 thì giá vải được xác định là cao nhất trong những năm trở lại đây. Doanh thu trực tiếp từ vải thiều ước đạt 3.000 tỷ đồng, các dịch vụ gián tiếp là 2.000 tỷ đồng. Như vậy các khoản thu từ vải thiều là 5.000 tỷ đồng, chiếm 13% GDP của tỉnh Bắc Giang và chiếm 20% GDP trong lĩnh vực nông, lâm, thủy sản của tỉnh này.
Ông Tuấn Anh cho rằng, hiện thị trường tiêu thụ vải thiều ngày càng được mở rộng, có sự cơ cấu tại thị trường trong và ngoài nước. Đối với thị trường trong nước, quả vải đã có mặt ở hầu khắp các tỉnh, thành và từng bước xâm nhập, chinh phục thị trường phía nam.
Riêng với thị trường ngoài nước, hiện đã không còn quá phụ thuộc vào một thị trường truyền thống như trước đây mà từng bước mở rộng sang những thị trường khó tính có yêu cầu chất lượng cao như: Mỹ, EU, Nhật Bản, Canada, Hàn Quốc…
Bên cạnh đó, việc tiêu thụ đã được chủ động hơn, do đó tránh được các thương lái trong và ngoài ép giá, góp phần nâng cao giá trị quả vải thiều, tăng thu nhập và niềm tin cho bà con sản xuất.
Cũng theo ông Nguyễn Thanh Bình, Chủ tịch UBND huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) thì đến thời điểm hiện tại, địa phương đã xuất khẩu được được một số chuyến hàng sang các thị trường mới này và đang đợi phản hồi. Theo tín hiệu ban đầu cho thấy người tiêu dùng ở các thị trường mới này đánh giá cao và đang “đón chào trái vải thiều của chúng tôi”.
Ông Bình nhận định, đầu ra cho sản phẩm nông sản luôn là bài toán khó. Riêng huyện Lục Ngạn đã chỉ đạo tất cả các xã trong năm 2017 phải thành lập được ít nhất một hợp tác xã để làm đối tác cho doanh nghiệp thu mua tiêu thụ vải thiều.
Cũng liên quan đến việc mở rộng thị trường, bà Lê Thị Mai Linh, Phó Chủ tịch điều hành Bộ phận quan hệ công chúng và trách nhiệm xã hội Big C Việt Nam cho biết, dự kiến ngày 20/6 tới đây, container vải thiều Lục Ngạn đầu tiên sẽ được Central Group Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Thái Lan, mở ra cơ hội lớn cho trái vải thiều Việt Nam tiếp cận thị trường nhiều tiềm năng khi hàng rào thuế quan được gỡ bỏ, do AFTA có hiệu lực./.
Mai Đan