【kqbd maroc】Giá xăng dầu hôm nay 15/11: Giảm gần 1 USD, tiêu tan hy vọng hồi phục nhu cầu

Giá xăng dầu hôm nay 12/11: Lội ngược dòng,áxăngdầuhômnayGiảmgầnUSDtiêutanhyvọnghồiphụcnhucầkqbd maroc tăng gần 3 USD/thùng Giá xăng dầu hôm nay 13/11: Tổng kết tuần dầu WTI giảm gần 4% Giá xăng dầu hôm nay 14/11: Lo ngại về nhu cầu nhiên liệu, dầu Brent trên mức 95 USD

Giá xăng dầu thế giới

Giá dầu thế giới được ghi nhận vào sáng ngày 15/11 (theo giờ Việt Nam) cụ thể như sau: Dầu thô WTI của Mỹ giảm 0.78 USD, xuống còn 88.17 USD/thùng, trong khi giá dầu Brent giảm 0.58 USD, xuống mức 95.14 USD/thùng.

Giá dầu giảm do đồng đô la Mỹ hiện tại đang ổn định, kéo giá xuống trong khi sự nghiêm trọng của dịch bệnh COVID-19 đang gia tăng ở Trung Quốc làm tiêu tan hy vọng mở cửa kinh tế nhanh chóng tại nhà nhập khẩu dầu thô lớn nhất thế giới.

Giá xăng dầu hôm nay 15/11: Giảm gần 1 USD, tiêu tan hy vọng hồi phục nhu cầu
Giá dầu WTI trên thị trường thế giới vào sáng 15/11 (giờ Việt Nam)

Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (Tổ chức OPEC) đã cắt giảm dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu toàn cầu năm 2022 lần thứ năm kể từ tháng 4 và cũng cắt giảm con số của năm tới với lý do những thách thức kinh tế gia tăng bao gồm lạm phát cao và lãi suất tăng.

OPEC cho biết, nhu cầu dầu trong năm 2022 sẽ tăng 2,55 triệu thùng/ngày (bpd), tương đương 2,6%, giảm 100.000 bpd so với dự báo trước đó. Năm tới, OPEC dự kiến ​​nhu cầu dầu sẽ tăng 2,24 bpd, thấp hơn 100.000 bpd so với dự báo.

Mặc dù bình luận về những thách thức đang gia tăng, OPEC vẫn giữ nguyên dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2022 và 2023 và cho biết trong khi rủi ro nghiêng về mặt trái, thì tiềm năng tăng cũng có.

Đối với tháng 10, với giá dầu suy yếu do lo ngại suy thoái, tổ chức này đã cắt giảm 100.000 thùng/ngày (bpd) so với mục tiêu sản xuất của OPEC+ với mức giảm thậm chí còn lớn hơn bắt đầu từ tháng 11.

Giá xăng dầu hôm nay 15/11: Giảm gần 1 USD, tiêu tan hy vọng hồi phục nhu cầu
Diễn biến giá dầu Brent trên thị trường thế giới vào sáng 15/11 (giờ Việt Nam)

Báo cáo cho biết, sản lượng của OPEC đã giảm 210.000 bpd trong tháng 10 xuống 29,49 triệu bpd, nhiều hơn mức giảm OPEC+ đã cam kết.

Đầu tháng 12 tới, liên minh châu Âu (EU) sẽ bắt đầu cấm nhập khẩu dầu thô của Nga và từ đầu tháng 2 năm sau sẽ cấm các sản phẩm dầu của Nga.

Trong khi đó, người phát ngôn của Đức cho biết chính phủ Đức đang trì hoãn quyết định về việc giảm giá khí đốt và điện đã được lên kế hoạch vào thứ 6 tuần này.

Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Janet Yellen nói rằng, Ấn Độ có thể tiếp tục mua bao nhiêu dầu của Nga nếu muốn, kể cả với mức giá cao hơn cơ chế giới hạn giá do G7 áp đặt nếu nước này tránh xa các dịch vụ bảo hiểm, tài chính và hàng hải của phương Tây bị ràng buộc bởi mức giới hạn giá đó.

Giá xăng dầu hôm nay 15/11: Giảm gần 1 USD, tiêu tan hy vọng hồi phục nhu cầu
Cơ sở ổn định dầu Rosneft bên ngoài thị trấn Neftegorsk, Samara, Nga (nguồn: Reuters)

Warren Patterson, người đứng đầu chiến lược hàng hóa ING, cho biết: “Sức mạnh của đồng đô la Mỹ dường như đang ngày càng đè nặng lên dầu mỏ và các loại hàng hóa khác”.

Nhu cầu dầu của Trung Quốc đối với nhà xuất khẩu hàng đầu Ả Rập Xê-út vẫn yếu, một số nhà máy lọc dầu đã yêu cầu giảm bớt dầu thô trong tháng 12 sắp tới.

Giá xăng dầu trong nước

Giá bán lẻ xăng dầu trong nước sáng ngày 15/11 được áp dụng theo phiên điều chỉnh ngày 11/11 của Liên Bộ Tài chính – Bộ Công Thương:

Cụ thể, giá xăng giá xăng E5 RON 92 tăng lên 22.711 đồng/lít; xăng RON 95 tăng lên 23.867 đồng/lít. Tương tự, giá dầu hỏa tăng lên 24.747 đồng/lít; dầu diesel giảm xuống 24.983 đồng/lít; dầu mazut tăng lên 14.760 đồng/kg.

Tại kỳ điều hành này, Liên bộ Tài chính – Công Thương ngừng chi Quỹ bình ổn giá, đồng thời trích lập quỹ bình ổn giá xăng dầu với xăng E5 RON 92 và xăng RON 95 ở mức 200 đồng/lít, dầu mazut 300 đồng/kg, không trích lập với dầu diesel và dầu hỏa.