【kq bóng đá mu】Tiến sĩ từ làng SOS

Phố cùng giáo sư Tanaka Toshihiro trong ngày bào vệ luận văn tiến sĩ

Nghị lực

Hơn 10 năm trước,ếnsĩtừlàkq bóng đá mu tôi biết đến Bùi Văn Phố bởi em được trẻ em nghèo ngưỡng mộ. Đi đến đâu, cũng nghe bọn trẻ kháo nhau: Anh Phố chẳng có tiền học thêm, cơm không đủ ăn, nhưng lại mê tìm tòi, ham đọc sách nên rất giỏi. Gặp Phố lúc đó là một cậu bé cao, gầy, hoạt bát. Em kể về tuổi thơ trong nghèo khó và mất mát. Mồ côi cha khi năm Phố lên 10 tuổi, gánh nặng đổ dồn lên đôi vai tảo tần của mẹ. Mẹ phải bươn chải, đi hết từ chợ này đến chợ khác để buôn bán, nuôi các con nên người. Chứng kiến cảnh lam lũ của mẹ, sự hy sinh của các chị khi phải nghỉ học sớm, phụ mẹ nuôi hai em ăn học, Phố quyết tâm học để thay đổi số phận.

Từ một cậu bé nghèo trường huyện, Phố thi đỗ vào chuyên Toán Trường THPT chuyên Quốc Học Huế. Biết hoàn cảnh của em, Giáo sư Trần Thanh Vân, người đứng đầu tổ chức từ thiện SOS của Hội AEVN (Hội Giúp đỡ trẻ em Việt Nam) đã đưa em vào Trung tâm Bảo trợ Trẻ em Thủy Xuân (nay là Làng SOS Huế) ăn học. Kể từ đó, những ngày tháng cơ cực của mẹ con Phố vơi dần đi. Nhờ số tiền học bổng dành cho học sinh lớp chuyên có thành tích học tập tốt, Phố dành dụm mua sách tham khảo. Sắp xếp thời gian học hợp lý, con đường vào đại học của Phố khá nhẹ nhàng, bình thản

Ngày nhận tin con đỗ Trường đại học Bách Khoa – Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh với 28 điểm, mẹ Phố khóc. Nỗ lực của con được đền đáp, mong ước thoát nghèo từ con chữ đang đến gần. Tuy nhiên, Phố lại muốn chuyển sang ngành Vật lý Trường đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội, GS Trần Thanh Vân ủng hộ và viết thư gửi Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo để em được chuyển trường. Ra Hà Nội học, Phố nhận học bổng đều đặn của trường, của hai giáo sư Trần Thanh Vân và Odon Vallet... Trong căn phòng nhỏ ở Hà Nội, Bùi Văn Phố vẫn miệt mài khám phá tri thức về vật lý ứng dụng không mệt mỏi.

Phố vào đại học, thỉnh thoảng, chúng tôi vui lây khi trên các trang báo loan tin, cậu học trò nghèo đất Cố đô Bùi Văn Phố là một trong những sinh viên xuất sắc của lớp Cử nhân tài năng Khoa Vật lý K50 Trường đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội. Phố tự nhận mình ảnh hưởng nếp sống, nếp nghĩ của mẹ và các vị giáo sư, những người đã nhận đỡ đầu và đào tạo em. Chính yêu cầu nghiêm khắc của những người thầy nên Phố luôn có kế hoạch, có tinh thần kỷ luật, rèn luyện cao trong học tập.

Tấm lòng người thầy

Sau khi tốt nghiệp đại học loại giỏi, em dành môt năm để tập trung ôn luyện tiếng Anh. Lúc đó, các giáo sư, tiến sĩ ở bộ môn Vật lý, Khoa Vật lý, Trường đại học Khoa học tự nhiên Hà Nội dìu dắt để Phố sớm tiếp cận với công tác nghiên cứu khoa học ngay trên giảng đường. Họ giúp em nộp hồ sơ sang Đại học Osaka theo chương trình trao đổi sinh viên. Bùi Văn Phố là sinh viên xuất sắc lúc ấy nhận học bổng Chính phủ Nhật Bản. Suốt 6 năm học tập, nghiên cứu sinh theo chương trình QEDC (Quantum Engineering Design Course) của Trường ĐH Osaka, Phố được Chính phủ Nhật đài thọ thọ toàn bộ chi phí.

Rào cản lớn nhất với phần lớn du học sinh vẫn là ngôn ngữ. Chọn cách trò chuyện với bạn bè quốc tế, tiếp xúc nhiều với thầy cô giáo là cách Phố học ngoại ngữ hiệu quả. Ở xứ sở mặt trời mọc, thương cậu học trò nghèo miệt mài nghiên cứu khoa học, Giáo sư Kazuto Yamauchi, giảng viên Trường đại học Osaka, người hướng dẫn Phố bảo vệ luận văn tiến sĩ đã đồng hành cùng em. Ông tạo điều kiện tốt nhất cho em trong nghiên cứu và tạo động lực cho Phố cố gắng. Phố được tham dự nhiều buổi hội thảo khoa học quốc tế; thuyết trình đề tài của mình tới các vị giáo sư nước ngoài. Em được về Việt Nam tham dự các hội nghị quốc tế về khoa học vật liệu, vật lí tính toán và công nghệ nano để có thêm kinh nghiệm.

30 tuổi, Bùi Văn Phố bảo vệ thành công luận án tiến sĩ chuyên ngành về kỹ thuật: “Nghiên cứu cơ chế của quá trình gia công bề mặt vật liệu SiC trong dung dịch axit HF hoặc nước, xúc tác bởi Platinum” tại Đại học Osaka. Phố bộc bạch: “Em đã nhận được quá nhiều sự giúp đỡ quý giá vô điều kiện từ vợ chồng GS Trần Thanh Vân, hội AEVN, các giáo sư trong và ngoài nước. Nếu không có tấm lòng của những người thầy thì học trò nghèo như em sẽ không có nhiều cơ hội để tiến xa trên con đường làm khoa học.

Lớn lên trong nghèo khó, hơn ai hết, Phố hiểu giá trị của việc giúp đỡ người khác khi họ cần. Phố lại trở về làng SOS Huế, mái nhà từng giúp em có cơ hội đến với con đường nghiên cứu khoa học. Nơi có những người bác, người mẹ từng cưu mang anh một thời. Ở đó, Phố bắt gặp hình ảnh mình ngày xưa trong đôi mắt to tròn của bọn trẻ đang quây quần bên mâm cơm buổi chiều. Anh quyết định sẽ đỡ đầu, đồng hành cùng các em như chính tâm nguyện của mẹ, của những người thầy đã luôn bên em trong hành trình đầy gian khó.

Khi tôi hỏi về những ngày tháng tiếp theo, Phố bảo, em vẫn đang làm tiếp đề tài ở phòng nghiên cứu cũ. Mong muốn của nhà khoa học trẻ là có nơi để có thể làm nghiên cứu theo hướng mà mình đam mê. Còn chuyện định cư ở đâu, trước mắt em chưa nghĩ đến...

Phố từng làm Chủ tịch Hội Sinh viên và Thanh niên Việt Nam ở Osaka và Phó Chủ tịch hội VYSA Japan ở Nhật Bản nhằm giúp đỡ các bạn du học sinh mới sang Nhật. Ngoài ra, Phố còn tham gia tổ chức thiện nguyện Betoaji, quảng bá văn hóa và ẩm thực Việt Nam tại Nhật Bản gây quỹ nhằm giúp đỡ trẻ em miền núi, trẻ có nhiều khó khăn, có nghị lực vươn lên trong học tập.

Bài: Huế Thu - Ảnh: B.V.P