【tyso tyle】Nỗ lực phát triển kinh tế xanh

 “Xanh hóa” sản xuất đang là xu thế toàn cầu mà doanh nghiệp (DN) bắt buộc phải triển khai để đạt mục tiêu phát triển bền vững. Nhiều DN tại Bình Dương cũng đang hướng đến trách nhiệm với môi trường bằng cách thực hiện mục tiêu chuyển đổi năng lượng xanh trong sản xuất,ỗlựcpháttriểnkinhtếtyso tyle giảm thiểu phát thải khí nhà kính, hướng đến sản xuất bền vững trên cơ sở ứng dụng mạnh mẽ khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và tăng năng suất lao động.

Theo đó, các DN đã liên tục đổi mới, đẩy mạnh chuyển đổi mô hình theo chiều sâu, gắn với phát triển bền vững, thân thiện với môi trường. Điển hình như nhà máy sản xuất hộp giấy đựng đồ uống của Tetra Pak Bình Dương đã đạt chứng nhận BRCGS hạng AA+ về quản lý chất lượng từ Hiệp hội Bán lẻ Anh Quốc và là nhà máy đầu tiên đạt xếp hạng này tại Việt Nam. Chứng nhận BRCGS hạng AA+ khẳng định sự tuân thủ nghiêm ngặt và chất lượng đồng nhất trong quá trình sản xuất vỏ hộp giấy tiệt trùng của Nhà máy Tetra Pak Bình Dương. Bằng việc áp dụng tiêu chuẩn Leed, nhà máy đã tiết kiệm 2 triệu lít nước, tái sử dụng và tái chế 90% lượng rác thải và giảm phát thải 4.000 tấn CO2 ra môi trường mỗi năm. Nhà máy đặt mục tiêu loại bỏ triệt để phát thải khí nhà kính từ toàn bộ hoạt động vào năm 2030.

Tỉnh đang tập trung phát triển công nghiệp xanh, công nghiệp có giá trị gia tăng cao. Cụ thể, tỉnh đề ra 2 giai đoạn phát triển. Giai đoạn 1 là công nghiệp - đô thị - dịch vụ - thông minh - bền vững; giai đoạn 2 là công nghiệp - đô thị - dịch vụ quốc tế - đổi mới sáng tạo - khoa học công nghệ. Đây cũng là việc chuẩn bị hệ sinh thái cho làn sóng FDI xanh để đón các nhà đầu tư xanh đến với tỉnh để phát triển một cách bền vững.

Bình Dương đang tăng tốc triển khai, thực hiện các nhiệm vụ đặt ra trong nhiệm kỳ 2020-2025 là phát triển kinh tế nhanh và bền vững trên cơ sở ứng dụng mạnh mẽ khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và tăng năng suất lao động. Tỉnh tiếp tục xây dựng quy hoạch tỉnh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 với mục tiêu phát triển kinh tế hài hòa với bảo vệ môi trường; chú trọng an sinh xã hội. Trong đó, nâng cao chất lượng tăng trưởng, phát triển nhanh các ngành kinh tế có giá trị gia tăng cao, phát triển kinh tế số, kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ, kinh tế xanh... Việc đặt mục tiêu tăng trưởng xanh sẽ giúp Bình Dương tiếp tục định hướng trong thu hút đầu tư cũng như hỗ trợ và giám sát hiệu quả các hoạt động của DN.

 TRIẾT NHÂN