【kết quả tỉ số u23】“Vé số vẫy”
Những người già,ốvẫkết quả tỉ số u23 người khuyết tật, người có hoàn cảnh đặc biệt... không thể đi khắp nơi để bán từng tờ vé số, họ chọn địa điểm có đông người qua lại để đứng bán. Mỗi cái vẫy trên tay đầy vé số, là một phận người mưu sinh giữa dòng đời xuôi ngược...
Cứ đến chiều, bà Mẫn lại ngồi tại một vị trí để bán vé số.
Mưa bắt đầu rơi, những cái vẫy tay trên đó còn cả chục tờ vé số nhiều hơn. Bà ngồi bên vệ đường, với chiếc nón lá, chiếc ca uống nước và cả bộ quần áo đều cũ, cùng chiếc ghế nhựa đã bể nát chỗ dựa… Thấy có người mua số, bà Nguyễn Thị Mẫn, mừng quýnh chạy ngay lại để cho khách lựa số. Bà Mẫn ngồi trước cây xăng dầu Tầm Vu, gần dốc cầu Đất Sét, ở ấp Tân Phú, thị trấn Cái Tắc, huyện Châu Thành A. “Tôi 74 tuổi rồi, hơn 30 năm đi bán vé số. Hồi trước, ổng (chồng bà Mẫn) còn sống, hai vợ chồng đi bán, giờ còn mình ên tôi hà, buồn, nhưng vì cuộc sống của mình phải ráng thôi chứ biết sao”, bà trầm ngâm.
Trước đây, khi mạnh khỏe, bà thường rong ruổi bán vé số khắp chợ từ thị trấn Cái Tắc, xã Tân Phú Thạnh (huyện Châu Thành A), sang khu vực xã Đông Thạnh (nơi bà đang sinh sống), nhưng vài năm trở lại đây, chân hay bị mỏi, nên đi được buổi sáng, buổi chiều bà Mẫn kiếm chỗ ngồi bán. Bà ngồi tại điểm hiện tại được gần năm nay rồi.
Sau mỗi cái vẫy tay để bán từng tờ vé số là những câu chuyện về cảnh đời có phần cay đắng của bà Mẫn. Bà có hai đời chồng và năm người con. Nhưng cả năm người con bà chẳng trông cậy được vào ai. “Mình sống một mình cho khỏe, nuôi con khôn lớn không mong gì con nuôi lại mẹ, tụi nó còn con cái, còn gia đình. Mình sống ên cho khỏe, khỏi phiền ai cháu à”, nói tới đây giọng bà chùn xuống, đượm buồn, nhưng thấy có người mua vé số, bà lại cố tỏ ra vui vẻ để bán.
Mỗi ngày, sáng chiều bà bán được 90 tờ vé số. “Thấy cảnh già, nên người ta cũng thương, cứ ngồi từ hai giờ rưỡi chiều mỗi ngày, bán được 30-40 tờ. Tính ra lời cả ngày được gần trăm ngàn đồng, ngoài ăn uống, tôi dành ít ra để phòng khi bệnh hoạn”, bà Mẫn bộc bạch. Mấy mươi năm nay, hầu như bà ít khi nào nghỉ, thấy mệt hay mưa bão nhiều thì lấy ít một chút. Vậy là sau bao nhiêu năm nuôi con, sống vì con, khi già bà mới tự sống cho mình theo đúng nghĩa đen… “Tôi cũng vui thôi chứ không có buồn gì, mình không phiền con cháu thấy thanh thản”, bà Mẫn nói thêm.
Cách nơi bà Mẫn bán khoảng năm, sáu cây số, chị Lê Thị Ngọc Mỹ, nhà ở ấp Nhơn Hưng, xã Nhơn Nghĩa, huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ, bán vé số ngay trước Nghĩa trang Liệt sĩ thành phố Cần Thơ (phường Ba Láng, quận Cái Răng). Mỗi ngày, chị đứng ở đây bán từ 8 giờ sáng đến 15 giờ 30 phút. Từ nhà ra đây đi về hết 60.000 đồng tiền xe Honda ôm, đi bộ thì quá xa, với lại căn bệnh hội chứng lùn, khiến đôi chân của chị khó mà lội bộ xa. “Nhà có 5 anh chị em, ai cũng bình thường, có tôi bị lùn thôi. Mạnh ai nấy sống thôi hà, cha mẹ mất hết rồi. Tôi thế này nên chẳng dám nghĩ đến chuyện lập gia đình gì đâu, ai đâu mà muốn cưới mình làm vợ. Niềm vui của tôi giờ là mỗi ngày bán được nhiều vé số, có tiền để dành phòng thân sau này”, chị Mỹ nói.
Nhiều người đi trên Quốc lộ 1A qua lại thấy chị vậy nên thương, ghé mua ủng hộ, người ít thì một hai tờ, người nhiều mua cả chục tờ vé số. Nhưng có những tên cướp vé số đâu có tình người, chị hai lần bị mấy tên đó đi xe máy giựt xấp vé số vài chục tờ rồi rồ ga chạy mất tăm. Chị chỉ biết đứng đó khóc một mình, sau đó lủi thủi bắt xe ôm về nhà.
Dù trời mưa hay nắng, chị Mỹ vẫn đứng đó vẫy vé số giữa dòng xe cộ tấp nập. Chị nói bán ở điểm này riết thành quen. Nhìn xe cộ qua lại đông vui thấy đỡ buồn cho cuộc đời kém may mắn của mình. “Trời đã định số vậy rồi, biết sao giờ, phải sống qua ngày và hy vọng thôi”. Nhà nghèo, lại mặc cảm với thân hình của mình, nên chị học chưa đầy lớp 2 đã nghỉ học, khi có nhiều chữ đánh vần chưa tròn, mấy phép tính cộng trừ biết chưa trọn…
Còn ở góc đường Võ Văn Kiệt (bên hông trụ sở Agribank chi nhánh Hậu Giang), mỗi ngày chị Quách Thị Kim Tư dẫn theo đứa con trai hơn 3 tuổi đứng đó bán vé số. Quê chị ở xã Long Trị, thị xã Long Mỹ, nhưng vì không đất đai, nhà cửa nên mới lên thành phố Vị Thanh bán vé số kiếm sống hơn một năm nay. “Con còn nhỏ, dẫn đi bán nó lội theo đâu có nổi, còn mình không ẵm nó suốt được, nên chọn vị trí để đứng bán. Ở quê mà đi làm mướn cũng không được, vì đâu có chỗ gửi hai đứa con. Sợ ở quê sông nước, bỏ con ở nhà có gì ân hận không kịp”.
Cứ 5 giờ sáng chị thức nấu cơm mang theo, sáng sớm đưa đứa con lớn đi học mẫu giáo tư, còn đứa nhỏ theo chị. Ngay chỗ bán, chị trải một tấm bạt cũ cho con nằm chơi, mưa hai mẹ con trùm áo mưa, cố bán đến hết vé số mới về nhà. Chị kể: “Hai vợ chồng thôi nhau mấy năm rồi, khi đứa con nhỏ của tôi mới có bầu mấy tháng, ảnh có vợ khác, hai đứa con mình sinh ra mình nuôi thôi. Kiếm có tiền lo cho con đã là vui lắm rồi. Mong sao cho hai đứa con được đi học”…
Mỗi người bán số vẫy mà chúng tôi gặp mỗi một số phận khác nhau, nhưng đều có điểm chung là phải lo cuộc mưu sinh, lo cho cuộc sống đầy vất vả của mình. Giữa dòng đời xuôi ngược, đông đúc, hãy nhìn lại một lần khi gặp những người bán vé số vẫy như chị Mỹ, bác Mẫn, chị Tư… Với chúng tôi, đó là nghề bán may mắn cho người khác, một nghề lương thiện và đáng được trân trọng…
Bài, ảnh: HOÀNG NGUYÊN