【tỷ số atalanta hôm nay】Việt Nam nhập khẩu 323 triệu USD hàng hóa từ EU theo C/O EVFTA trong tháng 8

EVFTA có hiệu lực 2 tháng,ệtNamnhậpkhẩutriệuUSDhànghóatừEUtheoCOEVFTAtrongthátỷ số atalanta hôm nay da giày, thủy sản bứt tốc vào EU
Lộc Trời xuất khẩu 126 tấn gạo thơm sang EU theo EVFTA
Dừa tươi, thanh long, bưởi Bến Tre lên đường sang EU theo EVFTA
Thương mại hai chiều Việt Nam - EU ghi nhận kết quả tích cực sau 2 tháng thực thi EVFTA
Thương mại hai chiều Việt Nam - EU ghi nhận kết quả tích cực sau 2 tháng thực thi EVFTA. Ảnh: ST

Đó là nhận định của ông Ngô Chung Khanh, Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên – Bộ Công Thương tại hội thảo trực tuyến về các tiêu chuẩn sản xuất EU dành cho sản phẩm nông sản do Ủy ban châu Âu (EC) tổ chức ngày 8/10.

Theo đó, trong tháng 8 và 9/2020, có 15.000 bộ C/O EVFTA đã được Việt Nam cấp với kim ngạch 700 triệu USD xuất khẩu đi EU, tập trung các mặt hàng giày dép, thủy sản, nông sản, điện tử.

Cũng theo ông Khanh, mặc dù chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, nhưng nhiều mặt hàng của Việt Nam vẫn duy trì tỷ trọng cao trong tổng kim ngạch nhập khẩu của thị trường EU, tiêu biểu như cà phê đạt 35%, hạt điều 25%, hạt tiêu 15%, thủy sản 11,5%.

Ở chiều ngược lại, ông Khanh cho biết, hiện chưa có số liệu của tháng 9, nhưng kết quả tháng 8/2020 cũng đã ghi nhận 323 triệu USD hàng hóa từ EU nhập khẩu vào Việt Nam theo C/O EVFTA.

Mức kim ngạch này nếu tiếp tục được duy trì trong tháng 9, thương mại hai chiều giữa Việt Nam và EU sẽ ở mức tương đối cân bằng. Qua đó cho thấy, EVFTA không chỉ mang lại lợi ích cho Việt Nam mà cả phía EU.

Phát biểu tại hội thảo, Đại sứ Giorgio Aliberti, Đại sứ EU tại Việt Nam cho hay, việc tổ chức hội thảo trực tuyến về các tiêu chuẩn sản xuất EU dành cho sản phẩm nông sản nhằm mục tiêu thúc đẩy nhận thức của Việt Nam về các tiêu chuẩn của EU, đặc biệt là trong lĩnh vực nông sản. Qua đó thể hiện thông điệp của EC trong việc thực thi EVFTA là “Đưa EU tới Việt Nam và chào mừng Việt Nam tới EU”.

Theo đó, trong hai ngày 8 và 9/10, các chuyên gia của EU sẽ trình bày những nội dung về hệ thống an toàn và chất lượng thực phẩm của EU, bao gồm Khuôn khổ pháp lý của EU về an toàn thực phẩm, sức khỏe động vật và sức khỏe thực vật; truy xuất nguồn gốc. Cùng với đó là các vấn đề về kiểm soát động vật và sản phẩm động vật nhập khẩu, vấn đề thuốc kháng sinh; hệ thống kiểm dịch động thực vật, quản lý thuốc trừ sâu và chất gây ô nhiễm… Bên cạnh đó là các vấn đề về chỉ dẫn địa lý, phương thức nuôi trồng hữu cơ…