TheĐểngườibịhensuyễnkhỏetrongdịđá bóng phápo các chuyên gia y tế, người bị hen suyễn cần lưu ý 4 điều sau đây để phòng ngừa nguy cơ và sống khỏe mạnh trong dịch.
Tuân thủ điều trị của bác sĩ
Nếu không tuân thủ điều trị, các triệu chứng của hen tiềm ẩn không được kiểm soát lâu ngày sẽ dẫn đợt khó thở kịch phát bất cứ lúc nào. Tuy nhiên trên thực tế, nhiều bệnh nhân còn chủ quan, coi nhẹ nguyên tắc điều trị này vì nghĩ mình có thể kiểm soát được bệnh dễ dàng. Mặc dù có thể không có triệu chứng bất thường, nhưng việc tiến triển âm thầm sẽ có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như: tràn khí màng phổi, nhiễm bệnh lao… Đáng nói, khi hen suyễn không được kiểm soát tốt sẽ có thể dẫn đến các đợt khó thở kịch phát, gây ra tình trạng thiếu oxy lên não, mất ý thức, hôn mê… thậm chí tử vong do không thể cấp cứu kịp thời.
Đặc biệt trong đại dịch Covid-19, nếu không may bị nhiễm SARS-CoV-2 thì bệnh càng dễ trở nên nghiêm trọng. Do vậy, việc dùng thuốc kiểm soát (thuốc chứa ICS - corticosteroid dạng hít) thường xuyên theo chỉ định của bác sĩ, ngay cả khi không có triệu chứng là việc người bệnh cần làm để ngăn ngừa tình trạng viêm đường thở, cải thiện các triệu chứng và bảo vệ tốt bản thân trước đại dịch.
Dùng thuốc kiểm soát (thuốc chứa ICS - corticosteroid dạng hít) hàng ngày theo chỉ định của bác sĩ là cách để kiểm soát bệnh hen suyễn |
Kiểm soát cân nặng
Ngày càng có nhiều nghiên cứu và bằng chứng cho thấy mối liên quan mật thiết giữa béo phì và hen suyễn. Cụ thể, bệnh nhân hen suyễn nếu gặp tình trạng béo phì sẽ dễ bị giảm chức năng phổi và khả năng kiểm soát bệnh kém hơn bệnh nhân hen có cân nặng bình thường.
Thế nên, lời khuyên dành cho bệnh nhân hen suyễn là hãy kiểm soát cân nặng tốt bằng cách: ăn uống lành mạnh, bổ sung nhóm rau củ quả giàu vitamin C (cam, quýt, bưởi, ổi, cà chua, bông cải xanh…) và hạn chế ăn các loại thức ăn nhanh (gà rán, xúc xích, snack)...
Tập thể dục đúng cách
Theo thống kê, có khoảng 70-90% bệnh nhân hen suyễn gặp phải tình trạng hen gắng sức. Theo đó, mỗi khi gắng sức, nhất là lúc tập thể thao thì người bệnh có thể gặp phải các cơn hen bộc phát. Điều này khiến không ít người cho rằng, một khi đã mắc bệnh thì không nên tập thể dục.
Tuy nhiên thực tế cho thấy, chỉ cần người bệnh kiểm soát tốt bằng cách dùng thuốc kiểm soát hen thường xuyên theo đúng chỉ định của bác sĩ thì vẫn nên tập thể dục hàng ngày. Thay vì chơi những bộ môn có cường độ mạnh như thể dục nhịp điệu, chạy đua, đua xe đạp…. thì bệnh nhân hen nên chọn những môn phù hợp với thể trạng như: đi bộ nhẹ nhàng, yoga, chạy cự ly ngắn...
Tập thể dục rất tốt cho người bệnh hen suyễn |
Hạn chế tiếp xúc với các yếu tố kích thích cơn hen
Theo một số nghiên cứu, thuốc lá có tác động tiêu cực đến việc kiểm soát hen suyễn. Cụ thể, thói quen hút thuốc lá có thể khiến người bệnh hen suyễn bị suy giảm chức năng phổi, giảm đáp ứng với corticosteroid dạng hít, tăng số lần các đợt khó thở kịch phát, tăng thời gian và chi phí điều trị do phải khám bác sĩ đột xuất, nhập viện thường xuyên, thậm chí làm tăng nguy cơ tử vong. Để tránh những hậu quả này, biện pháp đơn giản và hiệu quả nhất là người bệnh nên bỏ thuốc lá và tránh xa khói thuốc lá thụ động từ những người xung quanh.
Ngoài ra, các tác nhân gây dị ứng như khói, phấn hoa, lông chó mèo, gián, chất tẩy rửa mạnh… có thể kích thích đường thở và làm cho các triệu chứng hen suyễn của bạn thêm trầm trọng. Vì thế, người bệnh hen nên tránh xa các tác nhân khiến cơn hen xuất hiện, giữ môi trường sống luôn trong lành, thoáng đãng.
Ngoài những lời khuyên dành cho người bệnh hen suyễn, các chuyên gia cũng khuyến khích những người khỏe mạnh, đặc biệt là những người tiền sử gia đình bị hen suyễn, người bị dị ứng, chàm, người sống và làm việc trong môi trường nhiều khói bụi và hóa chất…
Nếu cơ thể có các biểu hiện như: ho, khó thở, nặng ngực…, bạn có thể tham gia bài trắc nghiệm nhanh (http://bit.ly/tam-soat-hen) để tự kiểm tra để xem mình có nguy cơ mắc hen suyễn hay không. Nếu câu trả lời “Có” từ 2 trở lên, bạn nên đến các phòng khám và quản lý hen tại địa phương (https://bit.ly/diem-tam-soat-hen) để được thăm khám.
Bài viết nằm trong Chương trình giáo dục công chúng "Trọn vẹn từng nhịp thở" do Liên chi Hội Hen Dị ứng Miễn dịch Lâm sàng TP.HCM phối hợp cùng Văn phòng đại diện GSK thực hiện. |