Về việc giảm 30% thuế TNDN phải nộp năm 2012,ỗtrợdoanhnghiệplàđúngđắgiải ấn độ nhiều DN có ý kiến họ đã đình trệ sản xuất và thua lỗ rồi, không thể nào có lãi để nộp thuế TNDN được, nói cách khác giải pháp đó không có tác dụng đối với họ. Ông nghĩ sao?
Không phải tất cả các DN đều rơi vào tình huống đó. Tôi thừa nhận có những DN đã đình trệ sản xuất, không thể phát triển được nữa. Hiện nay chúng ta có 450 nghìn DN, mỗi DN có một đặc thù, tình huống khó khăn riêng. Chính phủ chỉ có thể làm những chính sách chung và ảnh hưởng đến số đông DN chứ không thể đi vào cụ thể từng DN hay từng nhóm DN được. Mặt khác, trong cuộc sống việc DN phát triển, DN thua lỗ là chuyện bình thường.
Như ông nói năm ngoái đã có giải pháp này rồi, nhưng tình hình năm nay khó khăn hơn nhiều so với năm ngoái mà giải pháp cũng gần như nhau. Liệu có phát huy tác dụng?
Không hẳn tình hình năm nay khó khăn hơn năm ngoái. Có một số điều kiện về môi trường kinh doanh tốt hơn rồi chứ. Ví dụ như năm nay ổn định kinh tế vĩ mô bắt đầu có những tín hiệu đáng mừng, lãi suất cũng bắt đầu giảm rồi. Các chỉ số ổn định kinh tế vĩ mô bắt đầu đi vào ổn định, đang đạt được những mức theo kế hoạch đặt ra. Tất cả điều kiện về kinh tế vĩ mô là môi trường quan trọng nhất cho DN hoạt động thì hiện nay đang làm tốt hơn, đâu có kém hơn.
Sự suy giảm của DN có phải là nguyên nhân chính dẫn đến tăng trưởng GDP quý I -2012 đạt thấp, thưa ông?
Cũng không hẳn. Kinh tế tăng trưởng nhanh hay chậm phụ thuộc rất nhiều yếu tố. Nền kinh tế của chúng ta là nền kinh tế mở. Kinh tế toàn cầu chưa “bứt lên” thì rõ ràng đầu ra của chúng ta cũng có hạn chế. Nhưng ngay cả trong bối cảnh như vậy thì XK của chúng ta vẫn tăng trưởng. Và chúng ta đã cải thiện rất lớn vấn đề nhập siêu. 4 tháng vừa qua nhập siêu chỉ còn 175 triệu USD. Đó là một bước tiến rất lớn. Tất nhiên có cả những nguyên nhân về yếu kém nội tại của nền kinh tế tác động vào tốc độ tăng trưởng GDP.
Xin cảm ơn ông!
Cẩm Tú (ghi)