Bộ Tài chính đề nghị Bộ Công an xác minh thông tin phản ánh vi phạm trong xuất khẩu gạo | |
Doanh nghiệp cần minh bạch thông tin | |
Đổi mới kiểm tra chất lượng hàng hóa giúp minh bạch thông tin |
Minh bạch tài chính giúp DN tiếp cận vốn dễ dàng hơn. Ảnh: ST |
Vì sao nhiều DN chưa tiếp cận được hỗ trợ?độngvốnthôngquaviệcminhbạchtàichíkết quả giải hạng nhất pháp
Ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó Giám đốc NHNN chi nhánh TPHCM cho biết, chỉ sau hơn 1 tháng triển khai Thông tư 01/2020/TT-NHNN của NHNN về cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng do dịch Covid-19, đã có hơn 168.000 khách hàng tại TPHCM được nhận hỗ trợ từ chính sách này. “Trong điều kiện phải thực hiện giãn cách xã hội, các ngân hàng gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận khách hàng để xác định thiệt hại và thực hiện cơ chế hỗ trợ thì đây là kết quả rất đáng khích lệ, cho thấy nỗ lực rất lớn của các ngân hàng” - ông Minh đánh giá.
Tuy nhiên, hiện vẫn có nhiều DN phản hồi về khó khăn trong việc tiếp cận các hỗ trợ của ngân hàng. Lý giải về điều này, theo ông Minh, các tổ chức tín dụng phải xem xét kỹ lưỡng việc chứng minh thiệt hại của DN là do đại dịch mang lại, dựa trên 3 căn cứ là dòng tiền, doanh thu và kết quả kinh doanh, trong khi nhiều DN chưa chứng minh được những điều này với các tổ chức tín dụng .
Ở góc độ ngân hàng thương mại, ông Hoàng Minh Hoàn, Phó Tổng giám đốc SCB cho biết, trong 4 tháng đầu năm 2020, dư nợ của SCB tăng trưởng 2,2%, thấp nhất trong những năm gần đây do hoạt động của doanh nghiệp bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi dịch bệnh, doanh thu giảm sút nên nhu cầu vốn của doanh nghiệp cũng hạn chế. Về việc thực hiện Thông tư 01 của NHNN, tính đến cuối tháng 4, dư nợ mà SCB đã cơ cấu lại là 9.000 tỷ đồng và hiện vẫn còn nhiều hồ sơ DN đang được xem xét. “Năm nay chúng tôi không đặt chỉ tiêu lợi nhuận để tập trung vào việc hỗ trợ cho DN. Ngân hàng cũng dành ngân sách 500 tỷ đồng để hỗ trợ cho DN trong thời gian tới” – ông Hoàn chia sẻ.
Ông Hoàn cũng khẳng định, không có chuyện ngân hàng trì hoãn, gây khó dễ cho doanh nghiệp. Nhưng do hoạt động ngân hàng chịu sự điều chỉnh của pháp luật rất chặt, nên phải có các tiêu chí cụ thể về việc xác định đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh để triển khai các chính sách hỗ trợ một cách hợp lý mà không ảnh hưởng hoạt động kinh doanh của tổ chức mình.
Để đẩy nhanh công tác hỗ trợ DN bị ảnh hưởng bởi Covid-19, NHNN chi nhánh TPHCM đã đưa ra ba giải pháp. Thứ nhất, các tổ chức tín dụng phải xây dựng đưa ra tiêu chí của mình về cơ cấu nợ, giảm lãi tiền vay. Thứ hai, các tổ chức tín dụng phải xây dựng được quy trình nội bộ, rút ngắn thời gian xử lý hồ sơ nhưng vẫn đảm bảo đầy đủ yếu tố pháp lý. Thứ ba, phải công khai minh bạch các tiêu chí và quy trình của tổ chức tín dụng. NHNN sẽ kiểm tra kiểm soát việc các tổ chức tín dụng thực hiện các yêu cầu trên. Ông Minh cho biết, đơn vị nào thực hiện không đúng thì sẽ bị xử lý nghiêm.
DN cần làm gì?
Những khó khăn bất ngờ do đại dịch mang lại càng cho thấy vai trò quan trọng của việc lập kế hoạch kinh doanh, dự trù các kịch bản để có phương án quản trị tài chính tốt nhất. Bà Lâm Ngọc Hảo, Phó Tổng giám đốc KPMG Việt Nam khuyến nghị trong tình hình khó khăn, DN cần mạnh tay cắt giảm chi phí, tập trung vào chi phí ngắn hạn, đồng thời thương lượng với nhà cung cấp để giảm, giãn nợ. Đối với khách hàng thì phải thu hồi tiền càng nhanh càng tốt, sẵn sàng giảm giá để thu hồi tiền về. Đối với những DN đã có tích lũy sau nhiều năm sản xuất kinh doanh có lãi, ông Đặng Văn Thành, Chủ tịch Tập đoàn TTC cho rằng, trong giai đoạn dịch bệnh DN nên lấy số “lương khô” này ra dùng để duy trì, cầm cự, tránh vay nợ làm tăng thêm chi phí tài chính.
Trong trường hợp cần tìm nguồn vốn từ ngân hàng, ông Minh cho biết, nếu DN không có tài sản đảm bảo thì cần tạo điều kiện để ngân hàng nắm được thông tin, quản lý được dòng tiền thì ngân hàng mới mạnh dạn cho vay. Như trường hợp của các DN du lịch, lữ hành đều không có tài sản đảm bảo, chỉ có thương hiệu và uy tín là chính. Do đó, NHNN chi nhánh TPHCM đã làm việc với Sở Du lịch TPHCM để tìm cách đưa các DN lữ hành vào chương trình kết nối ngân hàng- DN. Điều kiện là các DN lữ hành phải công khai, minh bạch dòng tiền để ngân hàng nắm bắt. “Thực sự hoạt động cho vay không đảm bảo bằng tài sản chỉ thực hiện được với doanh nghiệp được ngân hàng đánh giá cao về tín dụng nội bộ. Điều này rất khó để áp dụng đối với các doanh nghiệp du lịch vì rất khó xếp các DN có hạng tín dụng nội bộ cao. Do đó, ngân hàng phải nhờ Sở Du lịch đánh giá uy tín thương hiệu, năng lực tài chính, khả năng thực hiện kế hoạch kinh doanh thì từ đó ngân hàng mới có thể dựa vào đó để hỗ trợ” – ông Minh cho hay.
Ông Nguyễn Hoàng Minh cũng khẳng định, ngân hàng đảm bảo đủ nguồn tín dụng và cam kết không loại DN bị thua lỗ ra khỏi danh sách cho vay. Vấn đề là ngân hàng phải đánh giá được đây là lỗ trong ngắn hạn và DN chứng minh được khả năng phục hồi và bù đắp được các khoản lỗ này thì ngân hàng sẵn sàng cho vay.
Đồng quan điểm, ông Hoàng Minh Hoàn, Phó Tổng giám đốc SCB cho biết, trong bối cảnh đại dịch như hiện nay, các DN bị thu hẹp kết quả kinh doanh nên đối với các DN đang có quan hệ tín dụng thì ngân hàng sẽ gia hạn nợ, đồng thời nới lỏng hạn mức cho vay trên cơ sở hiểu được đặc điểm kinh doanh DN. Đối với DN mới thì điều kiện đầu tiên là báo cáo tài chính phải đáng tin cậy, được kiểm toán bởi công ty kiểm toán độc lập. “Chúng tôi có chính sách về cho vay tín chấp nhưng doanh nghiệp phải hoạt động hiệu quả và minh bạch thông tin” - ông Hoàn nói.
Nói về vấn đề minh bạch thông tin của DN, bà Lâm Ngọc Hảo đánh giá, nhiều DN nhỏ hiện không đề cao các nghiệp vụ kế toán trong khi Bộ Tài chính đã đưa ra các hệ thống báo cáo mẫu rất đầy đủ. Điều quan trọng là DN phải xem vai trò kế toán là quan trọng và ghi chép thông tin đúng và đóng thuế đầy đủ thì DN sẽ dễ chứng minh được lịch sử tài chính. Khi minh bạch được tài chính, DN sẽ dễ dàng tiếp cận được không chỉ vốn ngân hàng mà còn từ nhiều nguồn khác.