【bảng xếp hạng cúp anh】Ức chế với những quảng cáo trên mạng
');this.closest('table').remove();"> |
Ảnh chụp từ một trang quảng cáo trên mạng |
Chị L., một nhân viên văn phòng chia sẻ: Hàng ngày khối lượng công việc của chị phải tiếp xúc với nhiều loại giấy tờ, văn bản, máy móc nên mỗi khi về đến nhà chị thường có thói quen vào youtube mở một bản nhạc không lời nghe cho khuây khỏa đầu ốc. Nhưng thời gian gần đây, chị cảm thấy rất bức xúc và bực mình vì bản nhạc mở lên được khoảng 5 phút là các đoạn quảng cáo "lương y", "thần dược" chữa bách bệnh lại chen ngang vào.
Chị L. chia sẻ: Dẫu biết rằng phải có chèn quảng cáo vào thì các kênh mới có thu nhập, nhưng vấn đề ở đây quảng cáo nó quá nhiều, có lúc đang nghe những thông tin thời sự nóng hổi, tự nhiên lại xuất hiện quảng cáo. Tay đang bẩn do lỡ chế biến đồ ăn, không tắt được quảng cáo, nên tôi cảm thấy rất khó chịu, ức chế vô cùng. Đến nỗi rằng, mỗi lần đến cơ quan anh chị em đồng nghiệp thường nói cái câu "nhà tôi ba đời..." nó ám ảnh thành câu cửa miệng. Nói về những cái bài thuốc hay những "lương y", "thần dược" trên mạng đó, tôi không bao giờ tin nhưng cũng cảm thấy lo lắng vì đã là quảng cáo thì cũng sẽ có người này người kia, sẽ có những người nhẹ dạ cả tin mà tìm đến những bài thuốc và những "lương y", "thần dược" không rõ nguồn gốc đó.
Nhớ có lần đến nhà một người bạn cùng cơ quan chơi. Về đến nhà, ông bố của cậu ấy vui mừng chạy ra khoe là bố đã tìm được người trị căn bệnh xương khớp quái ác của bố rồi. Họ còn cho số điện thoại nữa, nghe đâu có vẻ ông này giỏi lắm... Cậu con trai hỏi: Bố tìm ở đâu hay ai chỉ cho vậy, có tin được không? Ông bố chắc nịch đáp: Tin, tin được chứ con. Lúc nãy bố vào internet xem tin tức, thấy có đoạn quảng cáo chen vào, ông này là một "lương y" mang hàm "đại tá" của quân đội về hưu. Thấy ông để lại số điện thoại, ông sẽ tư vấn cho chỉ một liều là xương khớp đau đến mấy cũng sẽ trị dứt điểm. Bố đang định gọi điện nhờ ông tư vấn cho.
Cậu con trai cười và nói: Bố chừng này tuổi rồi mà đi nghe mấy cái quảng cáo trên mạng đó, nhiều khi nó lợi dụng cắt ghép hình ảnh của bộ đội để tạo lòng tin chứ chắc gì những bài đăng đó đã được kiểm chứng hả bố. Giờ các trang mạng toàn chèn những bài thuốc trị bệnh này, bệnh khác tràn lan, không đáng tin đâu bố ạ.
Không chỉ các bài quảng cáo của các "lương y", mà thời gian gần đây còn nổi lên hình ảnh giới nghệ sĩ Việt làm đại diện quảng cáo cho các sản phẩm như thuốc chữa bệnh, thực phẩm chức năng, sữa tăng chiều cao, mỹ phẩm... Lợi dụng "người của công chúng", nói vô vàn lời tốt đẹp cho sản phẩm, nhằm kích thích người mua. Còn người mua nhiều khi họ bị thuyết phục bởi thần tượng của mình, chứ không hẳn đã quan tâm tới sản phẩm đang rao bán.
Cơ quan quản lý đã tháo gỡ, cưỡng chế hàng ngàn hình ảnh, video clip quảng cáo chữa "bách bệnh" của các "lương y", "thần dược" tự xưng. Tuy vậy, nó vẫn len lỏi tra tấn người xem. Mong cơ quan chức năng sẽ rà soát, kiểm tra chặt chẽ hơn nữa để dẹp dần các kiểu quảng cáo sai sự thật, trả lại sự thoải mái cho người xem cũng như an toàn cho những người bệnh.