Xem số báo danh trước khi vào phòng thiMột nghề cho… chínTron kết quả bóng đá oman" />
');this.closest('table').remove();"> |
Xem số báo danh trước khi vào phòng thi |
Một nghề cho… chín
Trong khi nhiều phụ huynh có con vào lớp 10 chộn rộn khi kỳ thi cận kề thì chị Nguyễn Thị Anh, phụ huynh có con học lớp 9 Trường THCS Phước Vĩnh
(TP. Huế) thong thả “tậu” xe, may áo dài để động viên con học tốt sau khi chắc chắn rằng con đã có trường học. Chị kể, cuộc đua đầu cấp khá căng thẳng, con mình lại học “bình bình” nên gia đình muốn định hướng cho cháu học hệ song bằng, vừa học kiến thức, vừa học nghề. Vậy là, cháu không thi vào lớp 10, đương nhiên có trường học khi chị đăng ký vào học Trường trung cấp nghề số 10.
Lo lắng của chị Anh là nếu không lượng sức mình, cứ một hai bắt con phải “vượt vũ môn” biết đâu “lợi bất, cập hại”. Bởi, kỳ thi vào lớp 10 năm nào cũng được đánh giá "căng” hơn cả thi đại học. Thế nên, nhận thức của phụ huynh đang dần thay đổi khi không ngần ngại cho con đăng ký học nghề, thay vì thi vào lớp 10 bằng mọi giá như trước đây. Thực tế, học nghề được xem là con đường lập nghiệp nhanh nhất. Từ 2 - 3,5 năm, người học vừa có trình độ văn hóa THPT, vừa có kỹ năng nghề nghiệp để tham gia thị trường lao động.
Phụ huynh yên tâm khi “chọn mặt, gửi vàng”. Bởi, có nhiều trường nghề triển khai mô hình đào tạo 9+, hệ vừa học chương trình giáo dục nghề nghiệp do nhà trường xây dựng, vừa học chương trình giáo dục THPT do Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên TP. Huế (liên kết với nhà trường). Học phần stem cũng đã được các trường đưa vào trong chương trình đào tạo nhằm phát huy tính sáng tạo, phù hợp với định hướng nghề nghiệp và tâm lý lứa tuổi của học sinh.
Rất nhiều ưu điểm khi học sinh theo đuổi hệ song bằng. Có thể kể đến như rút ngắn thời gian, học sinh được "cầm tay chỉ việc", học và hành song song nên không bỏ lỡ kiến thức nhưng vẫn có một nghề "lận lưng" sau khi tốt nghiệp. Một số trường nghề trên địa bàn xây dựng chương trình đào tạo linh hoạt, phù hợp với học sinh, sinh viên có nhu cầu tham gia thị trường lao động quốc tế; tập trung đào tạo các kỹ năng nghề mà các thị trường quốc tế cần với sự phối hợp của các doanh nghiệp trong và ngoài nước; triển khai các chương trình thực tập có thu nhập tại trong và ngoài nước nhằm hạn chế đào tạo lại sau khi tốt nghiệp. Thời lượng thực hành, đi thực tế tại các doanh nghiệp chiếm hơn 70% chương trình đào tạo.
Hướng nghiệp cần chuyên nghiệp
Quyết định 1882 của UBND tỉnh định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2018 - 2025 khá rõ ràng. Mỗi năm, có hơn 2.000 học sinh tốt nghiệp THCS tiếp tục học tập tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đào tạo trình độ sơ cấp, trung cấp. Việc học sinh thi tuyển kết hợp với xét tuyển vào lớp 10 trong toàn tỉnh cho thấy sự quyết tâm trong việc phân luồng. Những em có học lực chưa tốt, lại có đam mê với nghề nghiệp sẽ phải chọn một hướng đi phù hợp.
Trở lại câu chuyện học nghề ngay từ đầu cấp, thiết nghĩ, đây là hướng đi hợp lý. Bởi thực tế, năm nào ở các trường tốp dưới, học sinh học được một thời gian, sức học không kham nổi đành nghỉ học, quay lại học nghề. Cảm thông với học trò, khi có em tâm sự học chữ là theo ý nguyện của bố mẹ, chứ bản thân muốn học nghề để theo đuổi đam mê. Điều này ảnh hưởng đến chỉ tiêu tuyển sinh và chất lượng đầu vào của nhà trường. Rõ ràng, quan niệm “chạy cùng sào” mới vào học nghề vẫn còn nặng nề đối với nhiều phụ huynh.
Theo ý kiến của các nhà quản lý giáo dục, công tác tư vấn tuyển sinh của các cơ sở đào tạo phải hướng đến chuyên nghiệp để giúp học sinh không chỉ biết mà còn hiểu rõ về ngành, nghề đào tạo. Nhà trường phải có trách nhiệm hướng dẫn để học sinh tham khảo nhiều kênh thông tin khác nhau về ngành, nghề đào tạo, nhu cầu nguồn nhân lực... Còn gia đình cũng cần lượng được sức học, năng lực và nguyện vọng của con để định hướng chọn ngành, nghề phù hợp. Việc chọn nghề quả không dễ song, thực tế minh chứng nhiều người đã quen dần và yêu thích chương trình học song nghề.
Thực tế đáng mừng là, hiện vẫn có những đơn vị vừa dạy nghề, vừa dạy chữ như Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên Phú Lộc có 100% học viên tốt nghiệp THPT trong 3 năm. Mới đây, năm học 2021 - 2022, trung tâm có 24 em dự thi và kết quả 100% đều đỗ tốt nghiệp, 8 trong số đó trúng tuyển vào đại học và cao đẳng. Cùng với tỷ lệ 100% học sinh đỗ tốt nghiệp THPT, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên Phú Lộc cũng tự hào khi có 100% học sinh của trung tâm ra trường, mãn khóa với tấm bằng trung cấp nghề. Đó là hành trang giúp các em bước vào đời một cách tự tin!