Hội thảo "Hỗ trợ kỹ thuật ứng dụng công nghệ năng lượng phát thải thấp cho các doanh nghiệp dệt may Việt Nam" |
Phát biểu tại hội thảo,ệtmaymấttỷUSDnămchochiphínănglượbd tl keo đại diện USAID cho hay: Chi phí năng lượng đang chiếm khoảng 15% tổng chi phí của các doanh nghiệp dệt may. Ngành công nghiệp dệt may thế giới hiện đang phát triển rất mạnh, việc sử dụng công nghệ xanh, sạch, năng lượng tái tạo đang trở thành xu hướng tất yếu, mang lại hiệu quả thiết thực cho doanh nghiệp. Bộ Công Thương Việt Nam cũng từng đánh giá, việc áp dụng công nghệ phát thải thấp, tiết kiệm năng lượng có thể giảm được 30% chi phí cho ngành dệt may. Đồng nghĩa, mỗi năm ngành dệt may Việt Nam có thể giảm 1 tỷ USD chi phí năng lượng, nhờ đó sẽ tăng đáng kể hiệu quả kinh tế và sức cạnh tranh trên thị trường.
“USAID mong muốn tiếp tục hợp tác với Vitas để phổ biến hơn nữa công nghệ, giải pháp về năng lượng, tài chính giúp doanh nghiệp dệt may giảm nhu cầu sử dụng năng lượng mà vẫn tăng hiệu quả kinh doanh và tăng tính bền vững cho sản phẩm”, ông Christopher Abrams- Giám đốc Phòng Môi trường và Phát triển Xã hội, USAID nói.
USAID hiện đang hỗ trợ cho Việt Nam thực hiện Chương trình năng lượng phát thải thấp nhằm xây dựng khung chính sách và cơ chế để khuyến khích phát triển các giải pháp năng lượng phát thải thấp; thu hút đầu tư công- tư trong việc phát triển năng lượng tái tạo; sử dụng năng lượng tiết kiệm trong các ngành công nghiệp. Chương trình được chia thành 3 hợp phần: Xây dựng chiến lược năng lượng phát thải thấp; phát triển năng lượng tái tạo; áp dụng các giải pháp năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong công nghiệp và tuân thủ các quy định liên quan.
Riêng với ngành dệt may, ông Nguyễn Thanh Hà- Trưởng hợp phần 3, USAID cho hay: Doanh nghiệp dệt may có nhiều dòng sản phẩm và công đoạn sản xuất, theo đó tiêu thụ nhiều dạng năng lượng như than, khí nén, trong đó điện năng là chủ yếu. Chương trình sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp tiếp cận với công nghệ sản xuất tiên tiến, năng lượng tái tạo hoặc các thiết bị sử dụng phế phẩm của ngành để tạo năng lượng. Cụ thể, chương trình dự kiến hỗ trợ 50 dự án đầu tư tiết kiệm năng lượng cho các doanh nghiệp trong các ngành công nghiệp, trong đó có dệt may; đào tạo nâng cao năng lực cho cán bộ doanh nghiệp…
Đánh giá cao sự hợp tác và hỗ trợ của USAID, ông Vũ Đức Giang- Chủ tịch Hiệp hội dệt may Việt Nam nhận định: Giá thành sản xuất đang là điểm yếu của doanh nghiệp dệt may Việt Nam. Một phần nguyên nhân là do phần lớn doanh nghiệp dệt may trong nước có quy mô nhỏ và vừa, tiềm lực tài chính hạn chế nên vẫn duy trì hệ thống công nghệ sản xuất cũ, tiêu tốn năng lượng. Hiện 50% thiết bị ngành dệt-nhuộm là máy móc đã cũ từ trước năm 1996.
Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang tới rất gần, việc ứng dụng công nghệ tự động, tiết kiệm năng lượng trong sản xuất là yêu cầu bắt buộc. Tuy nhiên, nhận thức của doanh nghiệp trong vấn đề này còn rất sơ sài, thậm chí còn phó mặc cho các nhà sản xuất thiết bị và chưa tính đến tiết kiệm năng lượng trong khả năng giảm chi phí sản xuất.
Để chương trình đạt kỳ vọng, cũng như giúp doanh nghiệp dệt may trong nước cải thiện năng lực, giảm chi phí sản xuất, ông Vũ Đức Giang cũng đề nghị: Nhà nước tạo điều kiện cho nghiệp doanh phối hợp với các nhà khoa học, tổ chức tín dụng để tiếp cận nguồn vốn, khoa học công nghệ về tiết kiệm điện năng. Có sự thống nhất giữa các cơ quan quản lý Nhà nước nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp không chỉ trong vấn đề vận hành mà còn nguyên phụ liệu đầu vào cho hệ thống nồi hơi.
Cùng đó, doanh nghiệp cần thay đổi tư duy về tiết kiệm năng lượng trong giảm chi phí và hạ giá thành sản xuất, nhất là trong bối cảnh chi phí năng lượng của Việt Nam còn cao gần gấp 2 lần so với một số nước trong khu vực.