【hoffenheim đấu với köln】Tôn vinh điện ảnh như không gian kết nối cộng đồng
VHO - Tối 6.11,ônvinhđiệnảnhnhưkhônggiankếtnốicộngđồhoffenheim đấu với köln tại Cinestar Hai Bà Trưng Liên hoan phim (LHP) Đức 2024 tại TP.HCM (KinoFest) chính thức khai mạc. KinoFest diễn ra từ 6-14.11, trình chiếu 10 bộ phim đa dạng về thể loại và chủ đề.
Đến tham dự có bà Josephine Wallat - Tổng Lãnh sự Đức tại TP.HCM; ông Phạm Quý Trọng - Phó vụ trưởng, Phó Trưởng cơ quan thường trực Ban Tuyên Giáo Trung ương khu vực phía Nam.
KinoFest là LHP Đức thường niên do Viện Goethe tại khu vực Đông Nam Á phối hợp tổ chức từ năm 2022. Tại TP.HCM, Trường ĐH Sân khấu - Điện ảnh TP.HCM là đơn vị đồng hành tổ chức.
Nhiều chủ đề sâu sắc, kích thích tư duy về bối cảnh xã hội Đức hiện tại
Phát biểu khai mạc, bà Thái Mai Lan - Giám đốc Viện Goethe tại TP.HCM cho biết, với 10 bộ phim được trình chiếu, Goethe-Institut mong muốn mang lại một cái nhìn khái quát về nước Đức đến với người dân TP.HCM và các tỉnh thành lân cận.
Các bộ phim trong LHP đa dạng về thể loại và chủ đề, từ những câu chuyện trinh thám ly kỳ cho đến chính kịch đầy chất thơ lẫn những bộ phim hoạt hình tuyệt đẹp.
Những tác phẩm này không chỉ mang tính giải trí mà còn khai thác nhiều chủ đề sâu sắc, kích thích tư duy về bối cảnh xã hội Đức hiện tại.
Các tác phẩm chia sẻ những câu chuyện về bất công xã hội, di cư và tị nạn, nỗi mất mát và đau thương của cộng đồng, cũng như những nghịch lý đạo đức trong cuộc sống đương đại tại Đức.
“BTC mong muốn mang đến cho khán giả những quan sát về nước Đức từ góc nhìn của những người trẻ.
Qua con mắt của họ, chúng ta sẽ được đồng hành trong hành trình tự khám phá bản thân, đối diện với những thay đổi trong xã hội Đức đương đại, cũng như quá trình trưởng thành và tìm kiếm bản sắc trong một nền văn hóa khác biệt”, bà Mai Lan nhấn mạnh.
Theo bà Mai Lan, sở dĩ các nhà làm phim Đức có thể có được sự sáng tạo trong việc tiếp cận các chủ đề khác nhau chính là nhờ sự thuận lợi được tạo điều kiện tối đa trong thực hành nghệ thuật. Những điều kiện thuận lợi đó mở ra không gian cho sự sáng tạo và tiềm năng lớn cho các nhà làm phim.
“Bối cảnh phim tại Việt Nam cũng rất sáng tạo. Năm nay, những bộ phim của Việt Nam xuất hiện tại các LHP quốc tế Cannes và Berlinale, đây là những tín hiệu rất phấn khởi”, bà Mai Lan bày tỏ.
Theo Giám đốc Viện Goethe tại TP.HCM, với LHP KinoFest, Goethe-Institut không chỉ muốn cùng khán giả tiếp cận với sự đa dạng của điện ảnh Đức, mà còn muốn tôn vinh điện ảnh như một không gian để kết nối cộng đồng.
“Trong thời đại mà Netflix và các nền tảng phát trực tuyến mang phim đến tận nhà, việc xem một bộ phim trên màn ảnh lớn, trong không khí của rạp chiếu (với bỏng ngô miễn phí) và cùng cười, cùng khóc với những người lạ xung quanh, vẫn là một trải nghiệm đặc biệt.
Rạp chiếu phim chính là một không gian chung để tôn vinh điện ảnh và sức mạnh của nó trong việc khơi gợi những cuộc thảo luận, đối thoại và thu hẹp khoảng cách văn hóa.
Chính vì vậy, sau nhiều buổi chiếu trong khuôn khổ LHP, khán giả sẽ có cơ hội tham gia đối thoại với nhau, với các chuyên gia trong lĩnh vực điện ảnh, hoặc thậm chí là với các diễn viên, đạo diễn của bộ phim”, bà Mai Lan cho biết.
Cầu nối đưa văn hóa Đức gần hơn với văn hóa và con người Việt Nam
Bà Huỳnh Thị Thu Hiền - Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Sân khấu - Điện ảnh TP.HCM chia sẻ: Có thể nói LHP Đức là cơ hội để sinh viên Trường ĐH Sân khấu - Điện ảnh TP.HCM cùng các nhà làm phim tại Việt Nam giao lưu, học hỏi và khám phá những tác phẩm điện ảnh đương đại xuất sắc của nước Đức - một nền điện ảnh giàu truyền thống và sáng tạo.
Đồng thời qua LHP, đẩy mạnh quan hệ hợp tác ngoại giao - văn hóa giữa hai nước.
“Đặc biệt hơn nữa, TP.HCM đã ban hành đề án Chiến lược phát triển ngành công nghiệp văn hoá, trong đó Điện ảnh được chọn là lĩnh vực trọng tâm.
TP.HCM cũng đã chính thức đề xuất Bộ VHTTDL chọn lĩnh vực Điện ảnh để tham gia vào mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO.
Vì vậy, LHP Đức là dịp để các nhà làm phim trẻ tại TP.HCM có thêm nhiều cơ hội phát triển, cũng như gặp gỡ giao lưu Quốc tế.
Điện ảnh sẽ chính là cầu nối đưa nền văn hóa đậm đà bản sắc của nước Đức đến gần hơn với văn hóa và con người Việt Nam”, bà Thu Hiền bày tỏ.
Tại Việt Nam, sau thành công tại Hà Nội và Huế vào tháng 10, KinoFest diễn ra tại TP.HCM từ 6–14.11; tại Bình Dương từ 8-10.11; tại Đà Lạt và Tiền Giang từ 21-24.11 và tại Kiên Giang từ 28–30.11.2024.
Sau lễ khai mạc, BTC trình chiếu bộ phim Phòng giáo viên (2023 – chính kịch), đạo diễn İlker Çatak.
Nội dung phim kể về Carla Nowak, một giáo viên tận tâm, bắt đầu công việc đầu tiên của mình tại một trường trung học.
Khi một trong những học sinh của mình bị nghi ngờ là kẻ trộm, cô quyết định tìm hiểu ngọn ngành của vấn đề. Carla nỗ lực hòa giải giữa phụ huynh, đồng nghiệp và học sinh. Càng cố gắng, cô giáo trẻ càng trở nên tuyệt vọng…
Các bộ phim còn lại sẽ tiếp tục được trình chiếu từ ngày 7-14.11, tại Cinestar Hai Bà Trưng (135 Hai Bà Trưng, phường Bến Nghé, Quận 1).
Tóm tắt một số bộ phim tại KinoFest:
Thuyết vạn vật (2023 – Giật gân), đạo diễn Timm Kröger
Năm 1962, những chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực đã hội ngộ trong một Đại hội Vật lí diễn ra tại dãy núi Alps của Thụy Sĩ để cùng thảo luận về Thuyết vạn vật.
Chẳng bao lâu sau, những điều kì bí, khó lí giải bắt đầu xảy ra. Một bộ phim giật gân hồi hộp về cơ học lượng tử, được quay bằng những thước phim đen trắng đầy hấp dẫn.
Nơi điểm mù (2023 – Giật gân), đạo diễn Ayşe Polat
Tại một thành phố hẻo lánh ở đông bắc Thổ Nhĩ Kỳ, đoàn làm phim Đức đang cố gắng thực hiện phim tài liệu. Họ phát hiện một bà lão đang thực hiện nghi lễ tưởng nhớ đứa con trai mất tích.
Cùng lúc đó, một đặc vụ tình báo người Thổ Nhĩ Kỳ lại phải đối mặt với những thế lực bí ẩn ám ảnh cô con gái nhỏ của mình. Khi câu chuyện của họ đan xen vào nhau, những âm mưu, hoang tưởng và sang chấn dần dần được hé lộ.
Tobi Tò Mò và Chuyến phiêu lưu đến những dòng sông bay (2023 – Phiêu lưu), đạo diễn: Johannes Honsell
Tobi Tò Mò nhận được một gương kho báu bí ẩn. Để giải được câu đố của kho báu, Tobi cần tìm người bạn thân nhất thủa thơ ấu của mình – Marina – người sẽ đưa cậu vào một chuyến phiêu lưu ngoài sức tưởng tượng xuyên Việt Nam, Mông Cổ, và những cánh rừng mưa nhiệt đới Amazon. Phim với bối cảnh quay tại Hà Nội, vịnh Lan Hạ, hang Sơn Đoòng rất độc đáo.
Những nhà vô địch (2024 – Chính kịch), đạo diễn: Soleen Yusef
Mona, một bé gái người Kurd phải rời bỏ Syria để di cư đến Wedding (Berlin). Tại đây, cô bé tìm thấy niềm đam mê bóng đá và cùng với đội bóng của trường tham gia giải đấu thành phố.
Một bộ phim về quê hương đã mất và một ngôi nhà mới, về sự trốn thoát, mất mát và những cuộc chiến đầu đáng để ta chiến đấu
Cuộc phiêu lưu (2021 – Hoạt hình), đạo diễn: Florence Miailhe
Trong lúc di tản do ngôi làng bị tấn công, hai chị em Kyona và Adriel bị lạc mất cha mẹ.
Cuộc sống trên đường đã khiến các em trở nên tự lập, biết đối mặt với nỗi sợ, và giúp đỡ những người xung quanh. Liệu hai em có thể gặp lại gia đình và tìm được nơi ẩn náu ở một vùng đất khác?
Tình yêu và nỗi sợ (2022 – Tài liệu), đạo diễn Sandra Prechtel
Mẹ của Kim - Lore, đã bị trục xuất đến Auschwitz khi mới sáu tuổi. Suốt cuộc đời, Lore đã im lặng: về mẹ bà, về nơi ẩn náu giúp bà sống sót, về Tom, con trai bà, người đã tự kết liễu đời mình.
Thay vào đó, Kim muốn nói chuyện về cuộc sống đầy sẹo mà cả hai đều phải trải qua. Có rất nhiều sự giận dữ, rất nhiều sức mạnh và tình yêu thương giữa mẹ và con gái luôn ở đó nhưng không thể giãi bày.
Shahid (2024 – Tài liệu sáng tạo), đạo diễn Narges Kalhor
Đạo diễn Narges Shahid Kahlor không còn muốn được gọi là “Shahid” (kẻ từ vì đạo) nữa và tìm cách để thay đổi họ của gia đình mình. Đột nhiên, người ông cố kỳ lạ từng được tuyên bố là kẻ tử vì đạo xuất hiện.
Định dạng của phim không ngừng chuyển đổi giữa hiện thực, hư cấu, sân khấu, và nhạc kịch. Bộ phim truy vấn mọi hệ tư tưởng cấp tiến – trong khi cũng coi trọng chính nó quá.
Shahid là một bộ phim cá nhân về hành động làm cân bằng giữa việc đối mặt với quá khứ, hiện tại, và bản thân mình.
Đời không là đua nhưng phận tôi chiến thắng (2023 – Tài liệu), đạo diễn Julia Fuhr Mann
Một nhóm vận động viên queer bước vào Sân vận động Olympic ở Athens và bắt đầu vinh danh những người bị loại khỏi bục chiến thắng.
Họ gặp Amanda Reiter và Annet Negesa, cùng nhau tạo ra một thế giới lý tưởng đầy chất thơ, vượt ra khỏi những khuôn khổ giới cứng nhắc trong các môn thể thao cạnh tranh.
Orphea suy tình (2023 – Nhạc kịch), đạo diễn Axel Ranisch
Phỏng theo điển tích Hy Lạp xa xưa bậc nhất trong opera về chàng thi - nhạc sĩ tài ba Ὀρφεύς (hay Orpheus) xuống chốn Âm ty hòng dẫn linh hồn ý trung nhân Eurydice về lại cõi dương gian, chuyện kể điện ảnh của đạo diễn Axel Ranisch tái hiện và đảo vai nhân vật: nàng Nele, cô tổng đài viên, là chàng Orpheus; còn chàng vũ công và tay trộm vặt, Kolya chính là Eurydice.
Một tác phẩm pastiche (phóng tác dựng ghép) bằng ngôn ngữ điện ảnh sử dụng các sáng tác opera của những nhà soạn nhạc Puccini, Händel, Wagner, Catalani, Monteverdi, bản phối hiện đại giai điệu của Gluck, và nhạc hiện đại của Christian Steiffen, ORPHEA…
Suy tình cho thấy opera (nhạc kịch cổ điển) chưa bao giờ lỗi thời, nếu không muốn nói chứa đựng trong đó hàm lượng sáng tạo và cải tiến và giao thoa bậc nhất hiện nay.
Tại Trường ĐH Sân khấu - Điện ảnh TP.HCM:
-9h ngày 7.11: Trao đổi về "Nhân vật và Ngôn ngữ Điện ảnh đương đại" cùng đạo diễn Nguyễn Thị Thắm và diễn viên Jan Bülow.
-9h ngày 13.11, chiếu phim Những người bình thường và thảo luận cùng đạo diễn Sophie Linnenbaum.
Tại Cinestar Hai Bà Trưng:
-18h30 ngày 7.11: Chiếu phim và giao lưu cùng với diễn viên Đức Jan Bülow và tiến sĩ Đào Lê Na.
-18h30 ngày 12.11: Chiếu phim và thảo luận cùng tiến sĩ Đào Lê Na và nghệ sỹ Mzung Nguyễn.
-18h30 ngày 14.11: Chiếu phim và thảo luận cùng đạo diễn Đức Axel Ranisch và nhóm From Alpha to Opera.